- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nam sinh không đi học thêm, phá kỷ lục thi đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội
Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này.
Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Vũ Minh Đức (học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) vỡ òa khi biết tin mình đạt 98,61/100 điểm tại kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là mức điểm cao nhất kể từ khi Bách khoa tổ chức thi đánh giá tư duy đến nay.
“Em bất ngờ không nghĩ mình đạt mức điểm cao như thế. Trước đó, em cũng không đặt nhiều kỳ vọng vì lần này chưa ôn tập được nhiều. Vì thế, em đi thi với tâm lý thử sức, từng nghĩ sẽ thi thêm 1, 2 đợt nữa”, Minh Đức chia sẻ.
Vốn là “dân tự nhiên”, lại có anh trai đang học năm 4 ngành Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội, Minh Đức cũng dần yêu Bách khoa và đặt mục tiêu sẽ thi vào ngành Khoa học máy tính. Sớm lên kế hoạch ôn luyện cho kỳ thi này, Đức thường dành thời gian ban ngày học bài trên lớp, buổi tối luyện thêm đề để quen cấu trúc, dạng bài.
Đánh giá cấu trúc đề khác hẳn so với đề thi tốt nghiệp THPT nhưng nam sinh cũng không quá lo lắng vì “khi hiểu bản chất chắc chắn sẽ làm tốt”. Vì thế, khi học bất kỳ thứ gì mới, Đức thường có suy nghĩ phải tìm hiểu tận cùng bản chất vấn đề, từ đó mở rộng ra các dạng bài vẫn có thể làm được.
Không đi học thêm ở bất kỳ đâu trong suốt 3 năm cấp 3, Đức chủ yếu tập trung hoàn thành bài tập thầy cô giao trên lớp và tự tìm tòi tài liệu trên mạng để ôn luyện. Với kỳ thi đánh giá tư duy, Đức chỉ ôn trong cuốn cẩm nang của nhà trường.
“Em nghĩ chỉ cần làm tốt những gì thầy cô hướng dẫn trên lớp đã đủ để thi, không cần học thêm ở đâu khác nữa. Điều quan trọng, bản thân cần chú ý tập trung mỗi khi ở trên lớp và biết sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý”. Đức cho hay, bản thân cũng thường tập trung học trong khoảng 19h30 – 23h, không thức quá khuya.
Vũ Minh Đức (học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) (Ảnh: NVCC)
Đạt mức điểm 98,61, trong đó phần Toán học đạt tối đa, Đức cho hay việc học chuyên Toán cũng cho em nhiều lợi thế. Em được rèn luyện nhiều về tư duy toán học, vì thế tiết kiệm được thời gian làm bài. Hầu hết các câu hỏi toán đều không làm khó được nam sinh.
Tuy nhiên, phần gây cho em nhiều băn khoăn nhất lại là Đọc hiểu và Khoa học. “Đây là những nội dung lạ, em chưa được luyện tập nhiều nên vẫn còn loay hoay. Có nhiều ý em không tìm được dẫn chứng rõ ràng trong bài nên khi làm thường không chắc chắn. Với nội dung này, em nghĩ rằng cần phải học cách phân tích, liên kết thông tin”, Đức nói.
Đức cùng gia đình. (Ảnh: NVCC)
Trước khi đạt được thành tích cao nhất trong kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đức cũng giành nhiều kết quả cao ở các môn tự nhiên. Cách đây một tuần, nam sinh đạt giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán. Đức luôn duy trì vị trí trong top 1, 2, 3 tại các kỳ thi trong trường; điểm trung bình các môn tự nhiên đạt gần tuyệt đối, có IELTS 6.5.
Tuy nhiên, điều khiến cô Nguyễn Thùy Linh, giáo viên chủ nhiệm của Đức, ấn tượng về Đức là một học sinh có tư duy tốt, chăm chỉ, có ý chí phấn đấu, luôn quyết tâm đạt được mục tiêu.
Đầu tháng 8 năm nay, khi chơi đá bóng ở trường, Đức chẳng may bị gãy tay, phải bó bột trong hơn 1 tháng. Dù không ghi chép được bài, Đức cũng không nghỉ buổi học nào trên lớp. Nam sinh chia sẻ, dù không ghi được bài nhưng em vẫn muốn lên lớp để có thể nghe thầy cô giảng kỹ càng hơn.
Ngoài ra, dù học môn nào, Đức học cũng rất chắc chắn, học kỹ lý thuyết, có gì thắc mắc sẽ hỏi cô ngay để hiểu bản chất vấn đề.
“Đây có lẽ là ưu điểm lớn của Đức. Cái gì em cũng phải đi đến bản chất tận cùng để khắc sâu kiến thức. Khi Đức tham gia thi, cô giáo đã dự đoán em sẽ đạt điểm cao nhưng không nghĩ sẽ cao đến thế. Kết quả này xứng đáng với quyết tâm và thái độ học tập của Đức”, cô Linh chia sẻ.
Với mức điểm này, Minh Đức kỳ vọng sẽ trúng tuyển vào ngành Khoa học Máy tính của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục2 giờ trướcTheo thông tin từ lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, hàng nghìn giáo viên sẽ nhận thưởng theo Nghị định 73 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
-
Giáo dục6 giờ trướcTrường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng.
-
Giáo dục7 giờ trướcKhông chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định.
-
Giáo dục11 giờ trướcDưới đây là dự báo 3 ngành học cơ hội việc làm rộng mở trong 5 năm tới, bạn có thể tham khảo thêm để có lựa chọn phù hợp.
-
Giáo dục13 giờ trướcNghỉ Tết, học sinh nghỉ ở nhà nhưng vẫn áp lực với bài tập chất chồng. Tâm lí lo lắng ăn Tết quên kiến thức là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều học sinh nghỉ Tết vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ học tập như ngày thường.
-
Giáo dục13 giờ trướcHàng chục trường học trên địa bàn thị xã An Khê (Gia Lai) đã chi sai phụ cấp ưu đãi cho giáo viên số tiền hơn 8,8 tỷ đồng, nay bị truy thu để trả lại ngân sách nhà nước.
-
Giáo dục13 giờ trướcLà ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 nhưng hàng nghìn giáo viên Hà Nội vẫn chưa nhận được tiền thưởng.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát để kịp thời có giải pháp.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định?
-
Giáo dục1 ngày trướcNgoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, một số đại học top đầu xu hướng mở rộng các kỳ thi riêng trong năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tăng thêm nguồn thu nhập, nhiều giáo viên quyết định lựa chọn tham gia vào các lớp dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm nay, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.150 chỉ tiêu (tăng 20 chỉ tiêu so với năm ngoái) ở cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh).
-
Giáo dục2 ngày trướcNăm 2025 trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh với 5 ngành đào tạo mở mới.
-
Giáo dục2 ngày trướcHoạt động kinh doanh được xem là điều kiện bắt buộc với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm bên ngoài nhà trường.