Ngành học nghe tên dễ mất lòng phụ huynh nhưng vô số cơ hội việc làm trong và ngoài nước, lương tháng toàn vài chục triệu

Trong mắt nhiều phụ huynh, đây đích thị là ngành học không ra học chơi không ra chơi, tương lai không có gì xán lạn. Nhưng bố mẹ ơi, khoan nào, có chút "hiểu lầm" gì ở đây chăng?

Nhắc tới game, nhiều bậc cha mẹ chắc hẳn không thấy... thiện cảm. Trên thực tế, chơi game hay nghiện game là một chuyện, còn khi theo đuổi ngành Lập trình game hay Thiết kế game, bạn không thể giữ tâm lý vừa làm vừa chơi.

Việc chơi game cũng phải được tiến hành theo định hướng công việc để nghiên cứu và tìm ra phân khúc thị trường, nắm bắt xu hướng cũng như tạo ra game mới. Người làm lập trình game phải lên ý tưởng, thiết kế nhân vật, cấp độ, nhiệm vụ, hiệu ứng,... Phải biết cách lập trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, quản lý dự án và thử nghiệm game.

Nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp game đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngành Lập trình game, vì thế, không chỉ có tiềm năng lớn về cơ hội phát triển mà mức đãi ngộ cũng vô cùng xứng đáng.

Ngành học nghe tên dễ mất lòng phụ huynh nhưng vô số cơ hội việc làm trong và ngoài nước, lương tháng toàn vài chục triệu-1

Lập trình game – ngành thời thượng

Dù kinh tế toàn cầu có nhiều biến động nhưng ngành công nghiệp game vẫn là một trong số ít các thị trường phát triển nhanh, liên tục. Thị trường game ở Việt Nam những năm gần đây cũng có mức tăng trưởng cao. Các công ty game Việt Nam liên tục tuyển người nhưng vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng "khát nhân lực", cung không đủ cầu.

Bên cạnh đó, bởi tính chất công việc nên các game studio của FPT online, Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo, VNG… đều được trang bị các thiết bị hiện đại. Đây là môi trường tuyệt vời với những bạn trẻ yêu thích công nghệ.

Học Lập trình game ra làm gì?

Nếu muốn làm trong ngành lập trình, thiết kế game, bạn có thể cân nhắc một số vị trí việc làm sau:

- Nhà thiết kế game.
- Lập trình game.
- Kỹ sư âm thanh game.
- Giám đốc sáng tạo.
- Hoạ sĩ game.
- Nhà tiếp thị game/PR game.
- Tester (kiểm thử game).
- Nhà thiết kế hệ thống game.

Ngành học nghe tên dễ mất lòng phụ huynh nhưng vô số cơ hội việc làm trong và ngoài nước, lương tháng toàn vài chục triệu-2

Bạn có thể xin vào các công ty game, các công ty phần mềm, thiết kế và bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình ở đó. (Ảnh minh họa)

Bạn có thể xin vào các công ty game, các công ty phần mềm, thiết kế và bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình ở đó. Nhiều người sau một thời gian đi làm và tích luỹ kinh nghiệm có thể tự lập công ty, nghiên cứu và phát triển công ty game của riêng mình.

Lập trình viên game, nhà thiết kế game có thể làm việc tại Việt Nam hoặc lựa chọn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Một số thị trường lớn mà bạn có thể xem xét như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, để có thể tìm kiếm công việc ở nước ngoài bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ và am hiểu về thị trường game tại quốc gia đó.

Mức lương mơ ước

Có thể nói, lập trình game, thiết kế game thuộc top những ngành có thu nhập cao nhất trong khối kỹ thuật hiện nay, cho dù bạn chỉ mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm. Ở Việt Nam, lương khởi điểm cho các ngành này có thể dao động từ 10 đến 15 triệu.

Ngành học nghe tên dễ mất lòng phụ huynh nhưng vô số cơ hội việc làm trong và ngoài nước, lương tháng toàn vài chục triệu-3

Lập trình game có mức thu nhập tốt.

Sau khoảng 3 - 5 năm làm việc, bạn sẽ có mức thu nhập từ 20 triệu trở lên mỗi tháng. Nhiều người thậm chí nhận tới 35 triệu/tháng. Bên cạnh mức lương chính thức, nhân sự làm mảng này có thể nhận được phụ cấp, hoa hồng cho mỗi dự án thành công. 

Hầu hết những lập trình viên game và thiết kế game đều có khả năng nhận thêm các dự án bên ngoài về làm nếu bạn xây dựng được uy tín, có các mối quan hệ tích cực trong ngành và có khả năng. 

Đãi ngộ đi đôi với áp lực

Thiết kế game, lập trình game là một trong những vai trò căng thẳng nhất trong studio phát triển game. 

Ngoài việc phải có ý tưởng mới, các game có xu hướng phức tạp hoá và liên tục phát triển, các nhà thiết kế game gần như đối mặt với khó khăn mỗi ngày. Bạn sẽ xử lý lỗi kỹ thuật mọi lúc để game chạy trơn tru và đúng như dự định.

Ngành học nghe tên dễ mất lòng phụ huynh nhưng vô số cơ hội việc làm trong và ngoài nước, lương tháng toàn vài chục triệu-4

Ngành Lập trình game nhiều áp lực. (Ảnh minh họa)

Bạn cũng sẽ được yêu cầu xử lý tốt khi lối chơi cần được điều chỉnh hoặc một phần lớn của trò chơi (nhiệm vụ, giao diện, v.v.) bị hạn chế vì nhiều lý do, đề ra giải pháp thay đổi nhân vật, kịch bản game

 Bạn thường sẽ phải làm việc nhiều giờ hơn bình thường để đáp ứng thời hạn, nhất là khi một giai đoạn trong dự án cần phải nghiệm thu. Trong khi những người khác làm việc từ 8 - 10 giờ/ngày, lập trình viên game và thiết kế game có thể sẽ phải làm từ khoảng 12 đến 15 giờ/ngày.

Các trường đào tạo ngành Lập trình game

Ngành Lập trình game vẫn còn khá mới mẻ và chưa được nhiều trường đưa vào đào tạo chuyên sâu. Do đó, bên cạnh việc học ở trường đại học chính quy, nhiều bạn trẻ đam mê cũng có thể "đi tắt" qua việc học các chương trình đào tạo chuyên ngành của một số công ty game.

Hiện nay cũng có một số đại học đã đưa chuyên ngành Lập trình game vào giảng dạy như Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM, Cao đẳng FPT – APTECH, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Hoa Sen...

Bên cạnh những cơ sở đào tạo chính quy, bạn cũng có thể lựa chọn các khóa học ngắn – dài hạn tại một số cơ sở tư nhân. Ưu điểm của những nơi này là nhanh chóng cập nhật thông tin và kiến thức mới, các nội dung giảng dạy mang tính thực tế cao. 

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/nganh-hoc-nghe-ten-de-mat-long-phu-huynh-nhung-vo-so-co-hoi-viec-lam-trong-va-ngoai-nuoc-luong-thang-toan-vai-chuc-trieu-2220217411215231.htm

đại học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.