- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhà trường đối chất vụ cha mẹ góp 3 triệu đồng/lớp cho cô giáo đi dã ngoại
Vụ việc phụ huynh góp 3 triệu đồng/lớp cho giáo viên đi dã ngoại nhân dịp 20/11 được cho là xảy ra tại Trường mầm non Kim Đồng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Phụ huynh "tố" nhiều nội dung thu chi bất hợp lý
Ngày 8/11, mạng xã hội lan truyền bài viết và hình ảnh "tố" việc thu chi quỹ cha mẹ học sinh bất hợp lý.
Theo bài viết này, để chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hiệu trưởng tư vấn cho trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường thu mỗi lớp 3 triệu đồng từ tiền quỹ "để cho các cô đi chơi". Trường có 9 lớp, tổng số tiền thu về là 27 triệu.
Bài viết đăng tải lên mạng xã hội tố các vấn đề thu chi quỹ phụ huynh bất hợp lý (Ảnh chụp màn hình).
Bài viết này cũng đăng kèm bức ảnh đơn giá mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho tiệc đứng của học sinh. Tổng số tiền gần 20 triệu đồng nhưng thực phẩm cho học sinh sơ sài.
"Mỗi lớp 30-40 cháu được phát cho 1 cái rổ xúc xích cánh gà, 1 khay hoa quả thái nhỏ và 1 khay bánh ngọt đã đếm đủ theo số lượng trẻ như trong ảnh. Mỗi cháu ăn một cái là hết", bài viết này nêu.
Người viết bài này cũng cho hay, những vấn đề thu chi trên đã được nêu ra trong nhóm lớp nhưng nhà trường không giải thích gì.
Hình ảnh suất ăn buffet trung thu của học sinh chia về các lớp đính kèm bài viết trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).
Sự việc được cho biết xảy ra tại Trường mầm non Kim Đồng, quận Hà Đông, Hà Nội. Bức ảnh chụp tin nhắn trên nhóm lớp không che tên của các thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh.
Tin nhắn trên nhóm trao đổi về thu chi quỹ cha mẹ học sinh (Ảnh chụp màn hình).
Trả lời phóng viên Dân trí, bà Đinh Thị Thanh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Đồng - cho biết, thông tin phản ánh nói trên không đúng sự thực.
Bà Thanh cho hay, vào đầu tuần trước, ban đại diện cha mẹ học sinh trường có đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường xin kết hợp tổ chức kỷ niệm ngày 20/11. Tuy nhiên, nhà trường không đồng ý và đã trả lời hội phụ huynh là việc này nhà trường tự tổ chức.
Về bữa tiệc đứng giá 20 triệu đồng, bà Thanh cho hay đây là hoạt động do hội cha mẹ học sinh chủ trì mua sắm, chi tiêu.
"Việc tổ chức Trung thu cho trẻ mầm non là hoạt động hết sức ý nghĩa nên phụ huynh và các nhà trường hằng năm đều có nguyện vọng làm cho các con. Hội phụ huynh nhà trường đã xin ý kiến nhà trường. Nhà trường đã tổ chức họp ban đại diện phụ huynh trường và ban phụ huynh các lớp bàn bạc về vấn đề này.
Sau đó ban đại diện phụ huynh đã thông tin đến toàn thể phụ huynh trong lớp của mình. Tất cả đều đồng thuận nên nhà trường đã phối hợp với hội phụ huynh tổ chức trung thu cho các con.
Trong công tác tổ chức, các hạng mục cần mua sắm do phụ huynh chủ trì. Toàn bộ nguồn thực phẩm do hội phụ huynh mua, nhà trường chỉ giám sát và phối hợp tổ chức chương trình", bà Thanh giải thích.
Bà Thanh nói thêm, sau chương trình, nhiều phụ huynh phản hồi rất tích cực.
Liên hệ với một vị đại diện trong ban phụ huynh của trường, vị này cho biết, sự kiện Trung thu đã kết thúc từ lâu và không nghe ý kiến phản hồi nào cho đến khi xuất hiện bài viết trên mạng xã hội vào hôm qua.
Bên cạnh đó, bảng đơn giá mua thực phẩm được đăng tải không đúng với những gì ông được biết. Đồng thời hình ảnh chụp khay đồ ăn phát về các lớp là không đầy đủ.
Về thông tin mỗi lớp phải đóng góp 3 triệu đồng cho giáo viên đi dã ngoại, vị phụ huynh khẳng định không đúng: "Đây chỉ là đề xuất từ một số đại diện phụ huynh lớp và không được nhà trường chấp thuận".
"Mỗi trưởng ban phụ huynh là một tội đồ dự bị"
Bình luận về sự việc, cô Nguyễn Thị Hẹn - một giáo viên về hưu - cho rằng, mạng xã hội đang được phụ huynh sử dụng làm nơi bày tỏ ý kiến bất đồng thay vì thực hiện quyền lên tiếng tại lớp, trường.
Cô Hẹn nói: "Đành rằng, nhiều vụ việc nhờ có mạng xã hội mà được giải quyết. Song không ít vụ việc vì mạng xã hội mà trở nên nghiêm trọng, gây ra những hệ quả khó lường. Điển hình như việc một giáo viên mầm non lẫn hiệu phó mất việc chỉ vì phụ huynh đăng đàn trên mạng "tố" cô giáo.
Các vấn đề thu chi quỹ cha mẹ học sinh đầu tiên cần được giải quyết trong nhóm phụ huynh. Bởi trên thực tế, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh không phải một ông quan, mà chỉ là một phụ huynh được bầu ra để đại diện toàn bộ phụ huynh trong lớp trao đổi, tiếp nhận thông tin với nhà trường".
Sự việc một giáo viên mầm non tại Lạng Sơn mất việc do bị phụ huynh lên mạng "tố" không tháo dây buộc tóc cho trẻ trước khi đi ngủ (Ảnh chụp màn hình).
Cô Hẹn cho rằng, ý kiến của người này chỉ mang tính chất đề xuất, không phải một quyết định để các phụ huynh khác phải nghe theo.
Vậy nếu không đồng tình với ý kiến của người này, tại sao các phụ huynh khác không lên tiếng. Bày tỏ ý kiến không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của tất cả các phụ huynh. Còn lên mạng xã hội để nói là mang tính chất tố giác, không còn là bày tỏ ý kiến nữa.
Trong nhiều trường hợp, sự tố giác này chưa chính xác, còn người bị "tố" chịu bạo lực mạng, bị nhiều bình luận, đánh giá mang tính quy kết về đạo đức, nhân phẩm từ những người chưa từng quen biết hay gặp mặt.
"Tôi nhận thấy, với cách các bậc phụ huynh lên mạng để bày tỏ ý kiến như hiện nay, rất nhiều phụ huynh tham gia vào ban đại diện cha mẹ học sinh trở thành những tội đồ dự bị.
Bất kỳ lúc nào, chỉ cần đưa ra một đề xuất sai, một lời nói chưa đúng, họ sẽ bị bêu tên trên mạng và nhận về những bình luận cay nghiệt, độc địa nhất", cô Hẹn bày tỏ.
Ở một góc nhìn khác, thầy H.V.T., giáo viên dạy toán tại Hà Nội, cho rằng những sự việc nêu trên cũng là bài học cho những ai đang làm công tác ban đại diện cha mẹ học sinh.
"Để làm trong ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh cần hiểu rõ mình đại diện cho quyền lợi cho phụ huynh và học sinh. Người này khi đưa ra bất kỳ đề xuất nào cũng phải dựa trên căn cứ quyền lợi đó", thầy T. nhấn mạnh.
Thầy T. khẳng định, người làm trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cũng cần những kỹ năng nhất định, như kỹ năng giao tiếp, đối thoại, thuyết phục, kết nối và tổ chức, sắp xếp.
Thiếu những kỹ năng này, ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ không thể duy trì một tập thể phụ huynh đoàn kết, đồng lòng. Chưa kể, chỉ cần lời nói không đúng, truyền đạt thông tin không chính xác, các phụ huynh khác sẽ hiểu sai vấn đề, hiểu sai chủ trương của nhà trường và dẫn tới những câu chuyện ồn ào trên mạng xã hội.
"Làm trưởng ban đại diện cha mẹ phụ huynh không chỉ cứ nhiệt tình và có thời gian là làm được", thầy T. nêu quan điểm.
Theo Dân Trí
-
Giáo dục1 giờ trướcThanh tra TP.HCM vừa có kết luận về trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
-
Giáo dục12 giờ trướcLịch nghỉ Tết dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
-
Giáo dục14 giờ trướcPGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dự kiến đợt 1 sẽ có khoảng 15.000 – 16.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực, tăng gấp 5 lần năm ngoái.
-
Giáo dục17 giờ trướcTrường Nguyễn Siêu, Ngôi sao Hoàng Mai, Newton và Liên cấp Việt Úc là 4 trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục21 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục23 giờ trướcSau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
-
Giáo dục23 giờ trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?
-
Giáo dục1 ngày trướcCon trai dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để hoàn thành bài tập về nhà môn Lịch sử nên bị điểm kém, một cặp vợ chồng ở Massachusetts (Mỹ) làm đơn kiện trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong 30 năm dạy học tự do, tôi thấy nhiều học sinh đạt danh hiệu giỏi không có thói quen tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Phải chăng phương pháp dạy học thụ động - học sinh chủ yếu ghi chép bài giảng là nguyên nhân chính?
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT chính thức nâng chuẩn đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tháng 1/2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện các trường đã đưa ra quan điểm sau động thái có những đổi mới trong tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT, trong đó có việc siết xét tuyển bằng học bạ.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tối ưu công tác tuyển sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT với ngành Y Dược và Sư phạm.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực...không bị ảnh hưởng
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong 24 tân sinh viên bị phát hiện làm giả kết quả thi tốt nghiệp trung học để vào đại học ở Trung Quốc, 4 người đã bị bắt.