Phụ huynh lại hoang mang với sách Tiếng Việt 1 Cánh diều: Cùng bộ sách nhưng mỗi cuốn lại in một nội dung khác nhau?

Con gái chị L.N sau khi đọc 2 cuốn sách, nhận thấy sự khác biệt về nội dung nên đã báo lại với mẹ.

Những ngày qua, sách Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách Cánh diều gặp phải nhiều tranh cãi dữ dội về nội dung. Theo đó, một số bài đọc trong sách bị phụ huynh đánh giá là không có giá trị giáo dục con trẻ. Sách cũng bị cho là dùng nhiều từ ngữ địa phương, gây khó khăn cho trẻ trong việc đọc hiểu. 

Mới đây nhất, các bậc phụ huynh lại hoang mang với nội dung của sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều. Theo đó, một phụ huynh tên L.N (giấu tên), sống tại Hà Nội, đã chia sẻ hình ảnh được chụp trong sách giáo khoa của con lên mạng xã hội. Bà mẹ này mua cho con 2 cuốn sách thuộc bộ Cánh diều, một cuốn để ở trường, một cuốn để học ở nhà.

Tuy cùng một bộ sách nhưng bài đọc trong 2 cuốn này lại in nội dung khác hẳn nhau. Cụ thể với bài tập đọc "Lỡ tí ti mà" thuộc Bài 28 "T -Th", trang 53, một cuốn in là "Hổ nhờ thỏ bê đồ", còn cuốn kia in "Hổ nhờ thỏ kê ti vi". Sự khác biệt khiến bà mẹ này không khỏi hoang mang. Chị cho biết, chính con gái chị khi đọc bài, thấy câu từ khác nên đã mang sách lại hỏi mẹ. 

Phụ huynh lại hoang mang với sách Tiếng Việt 1 Cánh diều: Cùng bộ sách nhưng mỗi cuốn lại in một nội dung khác nhau?-1Hai cuốn sách được đặt cạnh nhau để so sánh.

Nhiều bậc phụ huynh sau khi đọc chia sẻ của chị L.N cũng hoang mang chẳng kém. Chị T.H cho biết: "Bài cô đọc cho các con trên lớp cũng là "bê đồ". Nhưng sách bạn nhà mình là "kê tivi" (sách mua tại trường luôn). Không biết còn sai chỗ nào không?".

Phụ huynh lại hoang mang với sách Tiếng Việt 1 Cánh diều: Cùng bộ sách nhưng mỗi cuốn lại in một nội dung khác nhau?-2Một cuốn là "kê ti vi".

Phụ huynh lại hoang mang với sách Tiếng Việt 1 Cánh diều: Cùng bộ sách nhưng mỗi cuốn lại in một nội dung khác nhau?-3Một cuốn là "bê đồ".

Tuy nhiên một số cha mẹ sau đó đã lên tiếng giải thích. Chị H.N cho biết, cuốn sách in "Hổ nhờ thỏ bê đồ" là sách đã chỉnh lý: "Khi con gái mình học đến bài này, cô giáo có nhắn tin thông báo. Vì đến bài âm "T-Th", các con chưa được học âm "V" (trong từ "ti vi)" nên sách chỉnh lý đã thay "kê tivi" thành "bê đồ". Nhiều phụ huynh khác cũng đưa ra lời giải thích tương tự và cho biết, mình được giáo viên thông báo khi học đến bài đọc này.

Trước đó, bài tập đọc "Lỡ tí ti mà" cũng vướng phải nhiều tranh cãi. Cụ thể, nhiều phụ huynh cho rằng nội dung văn bản này thật vô lí, thể hiện ở nghĩa của từ. Vì "xô" là một hành động có chủ ý, hoàn toàn khác với "lỡ". Nếu "lỡ" (do sơ suất làm xảy ra điều không hay khiến phải lấy làm tiếc, làm ân hận – theo từ điển) thì phải dùng từ "vấp" (đụng chân, va chân vào vật – theo từ điển). Chính vì thỏ "xô" đổ ghế (cố ý) nên hổ mới phản ứng gay gắt bằng từ "phá" – "Thỏ phá nhà ta à?". 

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cho rằng thỏ là con vật hiền lành, thậm chí còn khờ dại khi bị rùa lừa (chuyện ngụ ngôn Rùa và thỏ - La-phong-ten). Còn hổ là động vật ăn thịt, hung dữ thì cách cười "khà khà" cũng không hợp với bản tính của loài thú này – cho dù văn bản hư cấu theo lối nhân hóa.

Tối 15/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều chỉnh sửa, hiệu đính nội dung chưa phù hợp, gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 để thẩm định. Sau đó, Hội đồng thẩm định báo cáo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo để xem xét, phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11.

Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Hội đồng thẩm định rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều. Trước phản ánh về việc sách đưa nội dung chưa phù hợp, Hội đồng thẩm định và tác giả sách đã thống nhất tiếp thu tối đa góp ý để chỉnh sửa cho phù hợp hơn.

Cụ thể, tác giả sách sẽ chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên thay thế một số đoạn, bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài "Cua, cò và đàn cá" trang 115, "Hai con ngựa" trang 157, "Lừa, thỏ và cọp" trang 163; đồng thời thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng từ "nhá", "nom", "chén".

Hội đồng thẩm định cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn, bài "đa nghĩa" mà nên lựa chọn đoạn, bài trong kho tàng văn học Việt Nam.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/phu-huynh-lai-hoang-mang-voi-sach-tieng-viet-1-canh-dieu-cung-bo-sach-nhung-moi-cuon-lai-in-mot-noi-dung-khac-nhau-162201910153017936.htm

sách Tiếng Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.