- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sắp xếp dạy 2 buổi/ngày để lách quy định dạy thêm?
Đại diện Bộ GD&ĐT lên tiếng trước luồng ý kiến cho rằng các trường, địa phương tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để lách quy định về cấm dạy thêm tại Thông tư 29/2024.
Sau khi Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm được áp dụng, nhiều địa phương lên kế hoạch tổ chức phương án dạy học 2 buổi/ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Nhiều người cho rằng, việc các địa phương, trường học sắp xếp việc dạy học như vậy để lách quy định cấm dạy thêm học thêm.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho rằng, hướng dẫn về dạy học 2 buổi/ngày được ban hành từ năm 2010. Trong đó quy định, nếu tổ chức dạy học buổi sáng, thời lượng chương trình chỉ khoảng 28-29 tiết/tuần.
Buổi chiều, là thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục khác như tham gia Đoàn đội, trải nghiệm, đọc sách tại thư viện, hoạt động tự học... chứ không phải là dạy học 2 buổi/ngày thì buổi thứ hai xếp học sinh vào lớp để dạy các môn văn hóa. "Nếu tổ chức đúng theo hướng dẫn thì học 2 buổi/ngày không vi phạm quy định về dạy thêm học thêm", ông nhấn mạnh.
Sắp xếp dạy 2 buổi/ngày để lách quy định dạy thêm?. (Ảnh minh hoạ: Chí Hiếu)
Khi đề cập đến vấn đề dạy thêm học thêm trong nhà trường, thầy cô phải hiểu rõ "hoạt động dạy học phụ thêm ngoài kế hoạch giáo dục đối với môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình". Trong khi đó tất cả những hoạt động khác của nhà trường trong buổi thứ hai (tức là dạy học 2 buổi/ngày) thì có rất nhiều hoạt động để giúp học sinh tự học, tự rèn luyện, được phát triển các kỹ năng của mình.
Các trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, không được phép tổ chức dạy 2 buổi/ngày nhưng buổi chiều vẫn 'lấp' học sinh vào lớp.
Cùng đó, Vụ trưởng cho rằng, trường nào than bị xáo trộn bởi Thông tư 29/2024 là do kế hoạch giáo dục của buổi chiều trước đây chỉ tập trung cho học thêm dạy thêm nên mới xáo trộn. "Nếu không tổ chức dạy thêm học thêm mà tổ chức các hoạt động giáo dục khác, học sinh vẫn được vận dụng những kiến thức ở các môn học, hoạt động giáo dục học trong buổi sáng đưa vào các hoạt động trong buổi chiều để phát triển các năng lực của học sinh là điều rất tốt", ông phân tích.
Gợi mở thêm cho các trường, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học cho hay, các hoạt động giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh tại Nghị định 24/2021 của Chính phủ quy định rõ, nếu cần tổ chức các hoạt động thì được thu kinh phí ngoài học phí để hỗ trợ các hoạt động giáo dục theo quyết nghị của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Các trường cần lưu ý, để tổ chức các hoạt động phải sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp, bao gồm: ngân sách Nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác. Đồng thời, hiệu trưởng phải có trách nhiệm phân công giáo viên hài hòa, hợp lý, sử dụng hiệu quả đội ngũ, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị trong nhà trường.
Về băn khoăn chương trình giáo dục phổ thông mới quá nặng là nguyên nhân khiến học sinh phải học thêm, Vụ trưởng khẳng định, chương trình mới đáp ứng đúng quy định, giảm nhẹ hơn so với chương trình cũ, tập trung vào phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thay vì chỉ kiến thức như trước đây. Điều này cũng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội kết luận cuối năm ngoái.
Đồng thời, nhiều giáo viên khi thực hiện, triển khai chương trình đều đánh giá tính ưu việt và đáp ứng đúng tinh thần của sự giảm nhẹ. "Có chăng ở đâu đó nói chương trình ‘nặng’ thì như Bộ trưởng GD&ĐT từng nói, ‘giống như lưu trữ trong máy tính được một file nhưng được nhân lên nhiều lần thì tự dưng sẽ nặng’. Nếu giáo viên dạy xong chính khóa và đưa nội dung đấy đi dạy thêm, tiếp tục giao bài tập về nhà cho học sinh thì cái "nặng" đã được tăng lên 2,3 lần, thậm chí "nặng" thêm nhiều hơn nếu giáo viên dạy thêm nhiều lần", ông cho biết thêm.
Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo rất kỹ, trong 45 phút thầy "dạy ít" đi, phải giao việc cho học trò. Giáo viên tổ chức định hướng, kiểm tra hoạt động học của người học. Học sinh phải biết tự học ngay ở trong lớp; biết đọc sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên để nắm được kiến thức.
Theo VTC News
-
Giáo dục2 giờ trướcMột thầy giáo dạy âm nhạc ở An Giang bị 'tố' có hành vi dâm ô học sinh lớp 5 tại sân trường. Sự việc được camera của nhà trường ghi lại.
-
Giáo dục2 giờ trướcHọc viện Cảnh sát Nhân dân thông báo tuyển 530 chỉ tiêu đại học chính quy 2025, tương đương năm ngoái.
-
Giáo dục4 giờ trướcBộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024 về dạy thêm, học thêm.
-
Giáo dục5 giờ trướcTốt nghiệp thạc sĩ tại Anh nhưng cô gái 25 tuổi quyết định trở về Thượng Hải, xin việc trong sở thú với vai trò người trông coi, chăm sóc động vật.
-
Giáo dục7 giờ trướcMột giáo viên dạy âm nhạc ở An Giang bị "tố" có hành vi dâm ô, sờ bóp các vùng nhạy cảm của học sinh lớp 5 tại sân trường. Sự việc được camera của nhà trường ghi lại.
-
Giáo dục9 giờ trướcKhi tham gia giải bóng đá do nhà trường tổ chức, nhóm học sinh đã xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau khiến 2 nam sinh lớp 10 nhập viện.
-
Giáo dục12 giờ trướcHai lần xếp hàng đăng ký kinh doanh để dạy thêm nhưng không đến lượt hoặc được yêu cầu về bổ sung giấy tờ, chị Thu Tuyền đành nhờ một bên dịch vụ làm thủ tục để sớm hợp pháp hóa việc dạy thêm.
-
Giáo dục13 giờ trướcDạy thêm online là hình thức dạy thêm phổ biến được nhiều giáo viên lựa chọn nhằm mục đích tiếp cận với nhiều học sinh và tiết kiệm chi phí mở lớp.
-
Giáo dục14 giờ trướcNhiều độc giả thắc mắc trường hợp sinh viên, gia sư tự do đi dạy thêm, hay thậm chí giáo viên được mời đến nhà học sinh dạy “1 kèm 1” thì có vi phạm pháp luật hay phải đăng ký kinh doanh về dạy thêm?
-
Giáo dục1 ngày trướcToàn bộ học sinh TPHCM sẽ được miễn học phí kể từ năm học 2025 - 2026.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng chục trường đại học ở phía Nam xét tuyển học bạ với số lượng hàng chục nghìn thí sinh năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcNam Phương hoàng hậu xuất thân trong gia đình giàu có ở Tiền Giang đầu thế kỷ XX, được sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng từ năm 12 tuổi.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững thắc mắc liên quan đến nội dung dạy thêm, học thêm được nhiều phụ huynh, giáo viên đặt ra trên các diễn đàn.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều phụ huynh có con dự tuyển vào lớp 6 năm học 2025-2026 đang ngóng chờ phương án tuyển sinh của các trường THCS top đầu Hà Nội.