- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sĩ tử ôn thi vào lớp 10, cô giáo "cấm" phụ huynh bắt con làm việc nhà
Trở về nhà sau buổi học tăng cường để ôn thi vào lớp 10, con chị T.T.L tuyên bố với mẹ: "Cô giáo bảo ai bị bố mẹ bắt làm việc nhà thì mách cô để cô xử lý".
Bật điều hòa, bật tivi chứ không được phép... "bật" con
Chị T.T.A (Thanh Xuân, Hà Nội) có con trai SN 2008, đang trong giai đoạn nước rút để thi vào lớp 10. Một tháng nay, chị T.T.A và chồng luôn về nhà trước 6 giờ chiều. Công việc bận rộn, hai anh chị vẫn cố gắng thu xếp để cùng đón con từ lớp học thêm, đưa con đi ăn những món con thích.
Thế nhưng con chị không còn thích thú với việc đi ăn hàng như trước đây mà chỉ muốn về nhà.
Tâm tính con thay đổi khiến vợ chồng chị A. lo lắng.
Để giúp con tập trung ôn thi giai đoạn nước rút, chị A. làm hết việc nhà vốn thuộc nhiệm vụ của con như rửa bát, giặt quần áo, tưới cây, quét nhà. Sĩ tử nhà chị chỉ có trách nhiệm dọn dẹp phòng ngủ của mình.
Nhưng mới đây, con chị A. tuyên bố sẽ tạm thời không gấp chăn màn, không dọn phòng vì "Cô giáo bảo ai bị bố mẹ bắt làm việc nhà thì mách cô để cô xử lý".
Cuối tuần, con rủ bạn về nhà chơi game đến 12 giờ khuya, chị A cũng vui vẻ để con được giải trí.
"Nói thực thì trong lòng mình không vui lắm khi con có phần ỉ lại. Nhưng hai vợ chồng bảo nhau "Xin đừng động vào cây mùa lá rụng"", chị A. tâm sự.
Bước vào giai đoạn "cân não" trước kỳ thi lớp 10 của Hà Nội, trên các diễn đàn, phụ huynh của các sĩ tử SN 2008 chia sẻ bí quyết "nhịn con", động viên nhau vượt qua "giai đoạn khó khăn".
Giai đoạn ôn thi nước rút là giai đoạn căng thẳng với cả học sinh và phụ huynh (Ảnh minh họa: M.H)
Dưới đây là những dòng chia sẻ vừa hài hước vừa chân thật trên mạng xã hội thể hiện tâm trạng của các phụ huynh trước "giờ G".
"Để con chịu ăn dưa hấu, mình ngồi nhặt từng hạt dưa ra. Chồng mình bảo may mà nó không đòi... nhặt hạt thanh long".
"Mình dặn vợ lên công ty có thể bật máy tính, về nhà thì bật điều hòa, bật quạt cho mát, bật máy giặt, bật nồi cơm điện, bật tivi cho con xem bóng đá. Bật gì thì bật nhưng không được phép... "bật" con".
"Lần đầu tiên mình thấy nóc nhà mình là ai đó khác chứ không phải vợ mình. Tuy những đắng cay không thay đổi nhưng cứ thắng được mẹ con là bố mừng con ạ".
"Cả gia đình bật chế độ đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Còn mình thì bật chế độ câm, điếc luôn cho yên tâm".
"Hai vợ chồng động viên nhau "niệm chú" nhịn, nhịn, nhịn. Nhịn nhiều quá cả hai gầy rộc đi. Giảm cân mà không cần ăn kiêng các bố mẹ ạ".
"Cho anh ta làm vương làm tướng thêm hai tuần nữa. Hẹn sau ngày 11/6 sẽ giành lại chính quyền về tay nhân dân".
"Đã cố được 9 tháng rồi, cố thêm hai tuần nữa sẽ được trở về sống thật với chính mình".
Cha mẹ chăm sóc con quá kỹ cũng là một dạng áp lực
Cô Nguyễn Thị Đông - nguyên giáo viên trường THCS&THPT Lê Quý Đôn - chia sẻ với tâm lý lo lắng của cha mẹ trước ngày sĩ tử vượt ải. Tuy nhiên, cô Đông cho rằng cha mẹ nên "bình thường thôi".
"Cha mẹ muốn con được thoải mái thật sự thì cha mẹ cũng phải thoải mái thật sự. Bọn trẻ tinh ý và nhạy cảm. Chúng biết những sự chăm sóc quá kỹ luôn đi kèm với kỳ vọng lớn. Bọn trẻ sẽ suy nghĩ, bị áp lực và lo lắng nếu như không đạt kết quả như mong muốn", cô Đông đưa ra lời khuyên.
Giai đoạn nước rút, cô Đông khuyên cha mẹ nên quan tâm, động viên con và chăm sóc con như vẫn quan tâm, động viên, chăm sóc con trong nhiều năm qua. Nếu con cần nghỉ ngơi thì tạo điều kiện cho con nghỉ ngơi thêm.
Giai đoạn này cha mẹ cũng không nên nhắc nhở hay gây áp lực với con về việc học. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho kỳ thi, thầy cô đều đã trang bị cho các con.
"Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên thoải mái đón nhận mọi kết quả. Không có duy nhất một con đường cho việc học và thành công. Đứa trẻ chỉ cảm thấy yên tâm về tâm lý khi nó biết với bất kỳ kết quả nào, bố mẹ cũng vẫn yêu thương, dang rộng vòng tay chào đón", cô Đông chia sẻ.
Năm nay, toàn Hà Nội có gần 105.000 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10, trong đó có 11.200 thí sinh dự thi các trường THPT chuyên và hệ chuyên. Chỉ tiêu tuyển sinh theo công bố của Sở GD&ĐT xấp xỉ 72.000 học sinh, tương đương 68,57%.
4 trường THPT chuyên thuộc Bộ GD&ĐT gồm Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT Chuyên Sư phạm tuyển sinh tổng cộng khoảng 1300 chỉ tiêu.
Như vậy, sẽ có khoảng 31.700 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên…
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 10-11/6 với ba môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Trong đó hai môn toán, văn nhân hệ số 2. Đây là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội bỏ thi môn thứ 4 nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Theo Dân Trí
-
Giáo dục15 giờ trướcBộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các sở GD-ĐT rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.
-
Giáo dục17 giờ trướcĐể đảm bảo an toàn tính mạng trong mùa mưa lũ, hàng nghìn học sinh ở vùng hạ lưu của Nghệ An được cho nghỉ học vì nước lũ lên nhanh và nguy hiểm.
-
Giáo dục19 giờ trướcNhững khoản thu và đóng góp mang tên "tự nguyện" trong trường học ngày càng biến tướng và tận thu bất chấp đang khiến dư luận bức xúc, trong khi ngành giáo dục vẫn chưa có giải pháp để dẹp nạn lạm thu.
-
Giáo dục22 giờ trướcTrải nghiệm nhiều khoản tiền "tự nguyện" trong trường học đến mức mệt mỏi, chán ghét, chị M.D. quyết định chuyển con sang trường tư.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiếc xe tang chở nữ sinh lớp 9 không may tử vong trong giờ học thể dục đã đi qua ngôi trường để các bạn tiễn biệt lần cuối khiến ai cũng nghẹn lòng!
-
Giáo dục1 ngày trướcHiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) bị kỷ luật khiển trách vì liên quan đến vụ lộ đề thi Học kỳ 1 của khối 12 toàn tỉnh diễn ra vào đầu năm 2023.
-
Giáo dục1 ngày trướcPhòng Giáo dục quận Bình Thạnh, TPHCM thông tin về vụ quỹ phụ huynh lớp 1 đóng hơn 310 triệu đồng tại Trường Tiểu học Hồng Hà. Quỹ phụ huynh sẽ phải trả lại số tiền gần 250 triệu đồng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSáng ngày 28-9, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Bình Thạnh đã có văn bản trả lời Báo Người Lao Động về sự việc "Quỹ phụ huynh 310 triệu đồng, giáo viên nói đừng ý kiến" xảy ra tại Trường Tiểu học Hồng Hà.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) bị tố lạm thu và tiền quỹ lên đến 500 triệu đồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết đã nắm bắt được phản ánh của phụ huynh, nhưng do bận nên chưa làm rõ.
-
Giáo dục1 ngày trướcDanh sách dự toán thu - chi quỹ phụ huynh hơn 310 triệu đồng của lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà, Bình Thạnh, TPHCM, có 220 triệu đồng là tiền sửa phòng học và hàng loạt các khoản "hỗ trợ" khác...
-
Giáo dục2 ngày trướcBạn nghĩ sao về quan điểm này?
-
Giáo dục2 ngày trướcMột phụ huynh của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây (TP Thủ Đức, TPHCM) gọi việc dạy liên kết là vấn nạn vì các em lớp 1 đã "gánh" thêm các tiết tự chọn. Nếu không đăng ký học, các con phải ra khỏi lớp.
-
Giáo dục2 ngày trướcDo mâu thuẫn cá nhân, một học sinh lớp 8 ở Quảng Trị đã dùng dao đâm nam sinh lớp 9 trọng thương, phải nhập viện cấp cứu.