- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm sự chuyện dạy học online: Phụ huynh đi qua đi lại, quát mắng "Sao cô giáo con già và xấu thế?"
Thực sự để có một giờ dạy trực tuyến, thầy cô đã thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều người, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...
- Cười đau ruột chuyện con học online: "Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắc MIC", nhưng cái kết thì rơi nước mắt
- Phẫn nộ việc học sinh đưa clip tội phạm ma tuý, clip nóng vào phá lớp học online của giáo viên
- Em gái học online "nhường" hết việc nhà cho anh trai nhưng nhìn hành động của cô, ai cũng ngao ngán
Cho đến nay, hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước vẫn tiếp tục nghỉ học tập trung, chuyển sang mô hình học trực tuyến trên nền tảng Internet với sự hỗ trợ của Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting,... Biện pháp này được xem là phù hợp nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giúp đảm bảo sức khoẻ, sự an toàn của cộng đồng cũng như bù đắp lượng kiến thức bị thiếu hụt trong năm học cho học sinh, sinh viên.
Việc dạy và học online được đông đảo phụ huynh, học sinh và giáo viên đồng tình ủng hộ tuy nhiên sau khoảng thời gian triển khai học trực tuyến, các diễn đàn mạng xã hội, các hội nhóm đã xuất hiện vô số hình ảnh dở khóc, dở cười. Thêm vào đó là hàng loạt những tâm tư ngổn ngang của thầy cô xoay quanh chuyện dạy và học online.
Mới đây, trên trang các nhân, TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An Hà Nội, hiện là giáo viên Hệ thống giáo dục Hocmai đã chia sẻ những cảm nhận hết sức chân thực của thầy cô về các lớp học online mùa dịch Covid-19. Việc thay đổi từ phương pháp dạy, học truyền thống sang trực tuyến thực sự là điều khó khăn, không chỉ với học sinh, sinh viên mà còn đối với người đứng lớp giảng dạy. Và thầy cô đang cố gắng hết sức để làm những gì tốt nhất cho học trò, xin hãy thương lấy thầy cô!
TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An Hà Nội, hiện là giáo viên Hệ thống giáo dục Hocmai
Nguyên văn bài đăng của cô Trịnh Thu Tuyết như sau:
"Chuyện dạy và học online!
Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và trò nghỉ thêm 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, rồi 2 tuần nữa... Khi ấy, ngoại trừ trường phổ thông, hầu hết các cơ quan nhà nước, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất lớn, vừa, nhỏ... vẫn làm việc, và nhiều bậc phụ huynh bày tỏ thái độ bất bình cho công bằng xã hội khi họ vừa đi làm, vừa lo trông con còn giáo viên thì được nghỉ! Trên trang cá nhân của nhiều người làm "nghề nguy hiểm" xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình chẳng ngồi không, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...
Khi con số nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày, khi cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó; khi nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường... lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của BHXH... mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...
Khi Bộ GD & ĐT di chuyển dần thời điểm kì thi THPT Quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8, thậm chí đưa ra phương án có thể xét tốt nghiệp THPT nếu 15/6 chưa thể mở lại cổng trường..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến... khi đó, lại một làn sóng bất bình thứ hai về việc nộp học phí hay không, khi việc dạy và học chuyển từ bảng đen, phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...!
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm "nghề nguy hiểm" khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét!
Trước hết là tâm thế, khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì, tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting..., mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những thanh tra nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ...! Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán:" Sao cô giáo con già và xấu thế?"
Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều "thanh tra", coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...!
Thêm nữa là những việc thuộc về "hành chính sự vụ" online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích!
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn... thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm! Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline!
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư inbox, mail, zalo..., cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ! Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như "khách đường xa khách đường xa...", nguy cơ khi Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính!
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có "thánh đường" riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến!
Nhìn trên MXH, thấy các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến, đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã! Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game! Vậy, xin hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng!"
Theo Tổ quốc
-
Giáo dục4 giờ trước495.039 thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, còn lại 444.690 em chưa đăng ký.
-
Giáo dục20 giờ trướcTheo quy chế, thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng kéo dài gần 1 tháng. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian như vậy là quá dài, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức đào tạo của các trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong 3 năm THPT, Hải Bình luôn giữ vững ngôi vị học tập top 1, top 2 của lớp và là chàng MC hóm hỉnh, đa tài được các thầy cô trường Chu Văn An luôn nhớ tới.
-
Giáo dục1 ngày trướcHọc sinh các cấp từ mầm non đến THPT ở TP.HCM sẽ nghỉ Tết Nguyên đán trong 9 ngày.
-
Giáo dục2 ngày trướcMột người mẹ Trung Quốc chế nhạo thầy giáo của con trai khi đi xe đạp đi dạy: '... học tập thật vô nghĩa, bởi ngay cả người dạy dỗ mình còn không kiếm ra tiền'.
-
Giáo dục2 ngày trướcGiám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nói trong 3 năm qua, ông chưa bổ sung được biên chế nào dù ngành giáo dục tỉnh này thiếu hơn 7.800 giáo viên. Vì vậy, quyết định giao bổ sung biên chế giáo viên về địa phương là tin vui...
-
Giáo dục2 ngày trướcSau hơn hai tuần Bộ GD-ĐT mở cổng tuyển sinh, hiện mới có gần 50% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay nhập nguyện vọng lên hệ thống.
-
Giáo dục3 ngày trướcPhan Nhân Đức (SN 2004, quê xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Chuyên Đại học Vinh vừa xuất sắc trúng tuyển với các gói hỗ trợ tài chính từ 4 trường đại học Mỹ.
-
Giáo dục3 ngày trướcTại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, khi năm học mới sắp cận kề, việc giải bài toán đáp ứng chỗ học cho con em trên địa bàn lại càng cấp tập và thúc bách hơn.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgày 8/8 UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Vingroup ký thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”. Chương trình được triển khai trong 5 năm nhằm thúc đẩy tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững.
-
Giáo dục3 ngày trướcMôn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT cuối cùng trở thành môn bắt buộc, kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Dù không để học sinh tự do lựa chọn các môn học, nhiều trường THPT vẫn phải xây dựng tổ hợp vì không thể đáp ứng hết yêu cầu của các em.
-
Giáo dục3 ngày trướcDù lộ trình tăng học phí đã được báo trước từ năm 2020 nhưng sau hai năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19, học phí được các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng rất lớn đối với sinh viên, nhất là đối với các trường được tự chủ tài chính.
-
Giáo dục4 ngày trướcCác công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có thể thay thế bằng tự động hóa, bằng trí thông minh nhân tạo có thể bị mất đi.