Pha bất lực của bố mẹ khi con vào lớp 1: Bình thường rõ khỏe mạnh, cứ ngồi vào bàn là hệ bài tiết lại trục trặc: Đau bụng, buồn tè đủ cả!

Không ít cha mẹ phì cười than thở: "Chỉ sợ con chưa lên được lớp 2 thì bố mẹ đã bạc cả tóc vì tức!".

Năm học mới 2020 - 2021 đã bắt đầu được một tháng - đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều bố mẹ mệt bở hơi tai với việc kèm con học. Nếu trẻ mới vào lớp 1 thì bố mẹ lại càng đau đầu, chóng mặt hơn. Nguyên do là bởi trẻ vẫn chưa quen với việc thuyên chuyển từ môi trường tự do ở mẫu giáo đến môi trường kỷ luật như tiểu học.

Chính vì vậy cứ đến giờ học là trẻ tìm đủ mọi lý do để thoái thác, như đòi nghỉ giải lao, kêu đau bụng, buồn tè,... Bình thường thì các con khỏe mạnh và chạy nhảy như... giặc. Thế nhưng cứ đến giờ học là đám trẻ bỗng dưng... rối loạn tiêu hóa, rồi hệ bài tiết gặp đủ mọi vấn đề!

Mới đây nhất một phụ huynh đã chia sẻ hình ảnh hài hước khi con trai vào lớp 1. Chỉ sau một ngày chia sẻ, bức ảnh đã nhận được gần 20 nghìn lượt like từ cộng đồng mạng. Theo đó, "nam sinh viên" trong ảnh đang ngồi học nhưng lại chùm chăn kín mít cả người. Nguyên do mới thật bá đạo.

Pha bất lực của bố mẹ khi con vào lớp 1: Bình thường rõ khỏe mạnh, cứ ngồi vào bàn là hệ bài tiết lại trục trặc: Đau bụng, buồn tè đủ cả!-1

Cảnh tượng học bài hài hước của con trai chị T.T.

"Vừa ngồi học đã kêu nóng, mẹ bật quạt, bật điều hòa, và 5 phút sau là thế này đây ạ. Học 1 tiếng thì 4 lần uống nước; 3,4 lần kêu nóng, lát kêu lạnh, thêm vài lần con đau bụng, con ngứa, con mỏi tay. Bác nào có con học lớp 1 có cùng cảnh ngộ không ạ?", chị T.T - mẹ cậu bé kể lại.

Chia sẻ của bà mẹ này nhanh chóng nhận được sự đồng tình của các bậc phụ huynh khác. Nhiều người than trời: "Đây là tình cảnh chung rồi chị ạ" hay "Con em cũng thế. Cả ngày không đi ị, đi tè, cứ đến giờ học là xin đi. Không uống ngụm nước nào mà đòi đi đến 4 lần",...

Không chỉ vậy, nhiều bậc phụ huynh khác còn tranh thủ kể thêm loạt tình huống hài hước của con khi học lớp 1. Anh T.H chia sẻ: "Cháu nhà mình bị cô đphạt vì tội nói chuyện, uống sting trong lớp. Cô hỏi chữ gì thì phán 1 câu xanh rờn: Biết chữ nhưng không thích đọc".

Chị V.D thì kể lại: "Con nhà em đi học về thì quên bút, quên tẩy, quên sách, quên vở, quên hộp bút,... nói chung là quên đủ thứ. Học thì viết 1 chữ là nó ngẩng đầu lên nói 10 câu, kể chuyện trời ơi đất hỡi không thể chịu được".

"Ngoài đau bụng thì còn có tiết mục đập muỗi, xong đếm chân muỗi. Rồi thì cái thước kẻ này nhiều vạch mẹ nhỉ, con đếm đã", chị T.C.H kể một cách bất lực. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh thậm chí phải dùng đến "vũ lực", lôi đủ mọi món đồ trên đời ra để dọa nát con tập trung ngồi học. Không ít cha mẹ phì cười than thở: "Chỉ sợ con chưa lên được lớp 2 thì bố mẹ đã bạc cả tóc vì tức!".

Tuy nhiên tình hình này trong thời gian tới có lẽ sẽ được cải thiện nhiều bởi vào chiều 5/10, Bộ GD&ĐT cho biết đã có công văn công văn gửi tới các sở GD&ĐT, đề nghị các Sở GD&ĐT thực hiện một số nội dung nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học.

Theo đó, Bộ yêu cầu cần phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học. Từ đó, hoạt động giáo dục không gây quá tải, đồng thời đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu giáo viên cố gắng giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh. Cũng theo đề nghị của Bộ, việc xây dựng thời khóa biểu cần hợp lý, đảm bảo giữa các môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.

 

THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/pha-bat-luc-cua-bo-me-khi-con-vao-lop-1-binh-thuong-ro-khoe-manh-cu-ngoi-vao-ban-la-he-bai-tiet-lai-truc-trac-dau-bung-buon-te-du-ca-162200610193143992.htm

phụ huynh

vào lớp 1


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.