- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thiên tài Vật lý làm dậy sóng nền khoa học thế giới
Thiên tài Vật lý Dương Dục gây chấn động giới khoa học khi vừa công bố nghiên cứu thành công qubit cơ học đầu tiên thế giới, mở ra khả năng lưu trữ, thao tác và ứng dụng thông tin lượng tử.
Dương Dục hiện là nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich). Anh từng được mệnh danh là thiên tài Vật lý của Trung Quốc, khi đỗ vào lớp tài năng trẻ của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC), ở tuổi 14.
Dưới sự hướng dẫn của GS Trữ Y Văn - người từng học tiến sĩ tại Đại học Harvard và hoàn thành chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Dương Dục phát triển thành công qubit cơ học đầu tiên thế giới, mở ra khả năng mới cho việc lưu trữ, thao tác và ứng dụng thông tin lượng tử.
Chia sẻ với China Science News, nghiên cứu sinh Dương Dục cho biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại chế tạo được qubit cơ học. So với các hệ lượng tử khác, qubit cơ học do nhóm phát minh lớn hơn, thậm chí có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Đánh giá nghiên cứu này, một độc giả của tạp chí Science cho rằng, sự ra đời của qubit cơ học giúp cho việc tính toán lượng tử bước vào "kỷ nguyên steampunk". Nghĩa là nó sẽ mở ra chương mới đột phá trong lĩnh vực tính toán lượng tử, gợi nhớ đến thời kỳ máy tính cơ học đầu tiên ra đời đầu thế kỷ XX.
Nhóm nghiên cứu qubit cơ học đến từ ETH Zurich gồm: NCS Dương Dục, Matteo Fadel, GS Trữ Y Văn, Igor Kladar (từ trái sang phải). Nguồn ảnh: China Science News
Nói về khó khăn của nghiên cứu này, GS Trữ Y Văn cho biết, thông thường mức năng lượng trong hệ thống cơ học sẽ phân bố đều nhau nên đây là rào cản cho việc kiểm soát hai trạng thái cụ thể để tạo ra qubit cơ học.
Để vượt qua thách thức, Dương Dục cùng cộng sự kết hợp qubit siêu dẫn và bộ cộng hưởng cơ học. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đặt vòm nitride nhôm lên một tinh thể sapphire dày 400 micrometer để tạo thành bộ cộng hưởng cơ học dao động ở các tần số cụ thể, tương tự như dây đàn guitar.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu gắn một qubit siêu dẫn lên một tinh thể sapphire thứ hai. Sau đó, xếp chồng hai tinh thể lại với nhau. Điều này cho phép dòng điện dao động của qubit siêu dẫn kích thích các dao động trong bộ cộng hưởng cơ học, bằng cách điều chỉnh tần số của qubit siêu dẫn để tạo ra sự chênh lệch so với tần số của bộ cộng hưởng.
Mô phỏng qubit cơ học của nhóm nghiên cứu đến từ ETH Zurich. Nguồn ảnh: China Science News
Dù nghiên cứu này có tính đột phá nhưng theo Dương Dục công việc của nhóm mới ở giai đoạn đầu. "Nghiên cứu không chỉ dành cho tính toán lượng tử, còn có thể thực hiện phép đo liên quan đến trọng lực như phát hiện sóng hấp dẫn tần số cao hoặc các trường lực yếu mà hệ lượng tử khác khó cảm nhận", Dương Dục chia sẻ.
Như nhà Vật lý lượng tử Stephan Dürr của Viện Quang học Lượng tử Max Planck nhận định, nghiên cứu này đã "đặt một hệ thống mới lên bản đồ khoa học", được sử dụng để khám phá ranh giới giữa cơ học lượng tử và trọng lực.
"Mặt khác, bộ dao động cơ học có thể đồng thời tương tác với vi sóng, photon và các tín hiệu khác. Do đó, nó được dùng để chuyển đổi thông tin góp phần hình thành giao diện mạng lượng tử, các máy tính lượng tử khác nhau có thể giao tiếp với nhau", Dương Dục cho biết.
Ngoài ra, kết quả của thí nghiệm cũng cho thấy, thời gian tương quan của qubit cơ học này có thể đạt tới 200 micro giây. Trong khi, kỷ lục hiện tại của qubit siêu dẫn tốt nhất khoảng 1.000 micro giây, nhưng so với qubit thông thường đây là kết quả tốt và có tiềm năng lớn.
"Dù vậy, thành quả này chưa đủ để thực hiện tính toán lượng tử. Trước đó, hệ thống lượng tử siêu dẫn phải mất gần 30 năm nghiên cứu, so với nó hệ thống lượng tử cơ học của nhóm vẫn còn non trẻ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực cải thiện thêm các thông số liên quan giúp nó phát triển nhanh hơn", Dương Dục chia sẻ.
Tạp chí Science cũng đánh giá, nghiên cứu cung cấp nền tảng âm học lượng tử mạnh mô phỏng lượng tử, cảm biến và xử lý thông tin với độ tin cậy hơn 99%. Theo nhà Vật lý Adrian Bachtold của Viện Khoa học Quang tử Tây Ban Nha, đây là một nghiên cứu tiến bộ của nhân loại.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục2 giờ trướcSở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các trường học trên toàn thành phố siết chặt công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho học sinh, ngăn chặn người lạ tiếp cận.
-
Giáo dục4 giờ trướcHoạt động dạy thêm đang được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.
-
Giáo dục5 giờ trướcTết Nguyên đán 2025 là năm đầu tiên cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo được hưởng mức thưởng từ ngân sách theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP (Nghị định 73).
-
Giáo dục6 giờ trướcHà Nội, Thanh Hoá, Nam Định và Nghệ An là các địa phương có nhiều thí sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhất trong ba năm qua.
-
Giáo dục21 giờ trướcChính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí dành cho sinh viên sư phạm mang lại kết quả thực tế khi số lượng thí sinh đăng ký ngành học này ngày càng tăng cao.
-
Giáo dục22 giờ trướcDù đã cấm giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà nhưng nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý nếu không cho con học thêm thì sẽ khó đạt được kết quả học tập cao trong các kỳ thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcBà Đào Thị Bích Thuỷ - người từng được bổ nhiệm giữ chức phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc vừa bị Đại học Huế ra quyết định huỷ kết quả trúng tuyển cao học ngành Luật Kinh tế.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
-
Giáo dục1 ngày trướcTP.HCM và Hải Dương là 2 địa phương đầu tiên trên cả nước chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều ngành học mang lại mức thu nhập cao và đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân sự, mang lại cho người trẻ vô vàn cơ hội.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo quy định của Chính phủ, nhiều ngành học đặc thù được miễn, giảm học phí nhằm thu hút thí sinh đăng ký theo học.
-
Giáo dục1 ngày trướcXu hướng giáo dục tại Hàn Quốc năm 2024 đối mặt với một thách thức nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ kéo dài trong những năm tới: 86% giáo viên ở độ tuổi 20-30 cân nhắc rời bỏ nghề vì mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
-
Giáo dục1 ngày trướcKiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Trước đó, Quang từng thực tập tại Facebook và Nvidia.
-
Giáo dục1 ngày trướcDưới đây là những khoản tiền nhà trường được phép thu của học sinh, phụ huynh cần nắm rõ.