Thủ khoa Bách khoa đạt điểm tuyệt đối: Từng áp lực tới bật khóc trên bàn học

Dù là một trong hai sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội với điểm tuyệt đối 4.0/4.0, Hiếu thừa nhận có giai đoạn bản thân từng áp lực tới mức bật khóc ngay trên bàn học.

Trần Trung Hiếu (sinh năm 2002), ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, là một trong hai sinh viên đạt điểm tuyệt đối và là thủ khoa đầu ra của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay. Trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, Hiếu đã giành học bổng toàn phần tiến sĩ tại Pháp và đang theo học ngành Trí tuệ nhân tạo tại Viện Bách khoa Paris.

Trung Hiếu vốn là cựu học sinh chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Theo Hiếu, những năm tháng học cấp 3 tại đây đã làm thay đổi tư duy của em. Từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội theo học trường chuyên, cậu học trò vốn đầy tự tin từng sốc khi không hiểu thầy cô giảng gì.

“Các thầy luôn trong tâm thế học sinh đều biết cả rồi nên không giảng kỹ nữa. Vì kỳ vọng cao, thầy cô cũng thường giao bài rất khó. Khi ấy, em gặp áp lực vì nghĩ mình kém cỏi hơn các bạn”, Hiểu nhớ lại.

Nhưng nhìn nhận tích cực, Hiếu cho rằng những năm tháng học tập trong môi trường đầy cạnh tranh ấy cũng khiến em tiến bộ, quyết tâm và trưởng thành hơn nhiều. Khắc phục những nhược điểm của bản thân, Hiếu cố gắng để bắt nhịp và dần quen với guồng học. Kết quả, nam sinh tốt nghiệp với kết quả tốt, từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia và giành giải Nhất tuần, Nhì tháng.

Nhờ những thành tích ấy, Hiếu đỗ thủ khoa đầu vào ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông của Trường Điện - Điện tử, ĐH Bách khoa Hà Nội theo diện xét tuyển tài năng.

Thủ khoa Bách khoa đạt điểm tuyệt đối: Từng áp lực tới bật khóc trên bàn học-1

Trần Trung Hiếu là thủ khoa đầu ra của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay (Ảnh: NVCC)

Kỳ vọng vào môi trường đại học, bản thân sẽ chủ động, tìm tòi tự học hơn thay vì thầy cô hướng dẫn sẵn, nhưng Trung Hiếu tiếp tục gặp khó khăn trong việc thích nghi với phương pháp học mới.

“Trong năm nhất, em chỉ đăng ký 11 tín chỉ của ba môn Giải tích, Đại số, Triết học, nhưng em vẫn cảm thấy ngợp. Là học sinh chuyên Toán, em nghĩ Toán là thế mạnh của mình nên đã chủ quan. Thực tế khiến em bị vỡ mộng vì trong một buổi, cô giáo giảng cả một chương”, Hiếu nhớ lại.

Kết quả ở môn Giải tích, Hiếu chỉ đạt 5,5 điểm, dù đây là môn học em tiếp xúc từ những năm cấp 3. “Mức điểm chưa từng nhận được” này cũng là lời cảnh tỉnh cho Hiếu phải học hành tử tế, không được chủ quan, buông thả.

Sau cú vấp khiến bản thân “vỡ lẽ”, Hiếu bắt đầu thay đổi cả thái độ và phương pháp học tập. “Hóa ra không phải cứ hiểu vấn đề là đã xong. Dù hiểu bài rồi mình vẫn cần làm thật nhiều bài tập để hiểu kỹ càng hơn nữa. Dẫu chỉ có một khái niệm còn lơ mơ, em cũng phải hiểu thật sâu tới tận cùng bản chất vấn đề”.

Ngoài thái độ, Hiếu cũng thay đổi cả phương pháp học. Thay vì chỉ ngồi trên lớp nghe giảng, về nhà, nam sinh chăm chỉ làm các bài tập trong sách để quen dạng đề và cày đi cày lại. 

Nhờ có sự điều chỉnh ấy, các học kỳ sau, Hiếu dần thích nghi và không còn cảm thấy khó khăn khi học tới 19 tín chỉ nữa. Nam sinh cũng đạt điểm A tất cả các môn và luôn giành học bổng khuyến khích học tập của trường.

Thủ khoa Bách khoa đạt điểm tuyệt đối: Từng áp lực tới bật khóc trên bàn học-2

Nam sinh được điểm A trong tất cả các môn học tại Bách khoa (Ảnh: NVCC)

Dẫu vậy, giai đoạn căng thẳng nhất, theo Hiếu là vào cuối kỳ 1 năm 3. Khi ấy, nam sinh rơi vào cuộc khủng hoảng mất định hướng, không biết mình thích gì và muốn trở thành người như thế nào. Đây cũng là lúc chương trình học có nhiều môn khó và thi cùng một đợt.

“Đỉnh điểm có giai đoạn cả nhà đi du lịch, em vẫn phải ngồi ở khách sạn ôn thi. Hôm ấy, em quên hạn nộp bài cuối kỳ môn Cấu trúc dữ liệu giải thuật và chỉ có 8 tiếng để bắt đầu từ con số 0. Lo sợ trượt môn, em không nghĩ đến việc đi ngủ nữa. Cho tới 3h, vì quá mệt và căng thẳng bởi 6h là hạn cuối nộp bài, lại không nghĩ ra vấn đề, em bật khóc ngay trên bàn học. Đó cũng là lần đầu tiên em có trải nghiệm phải thức cả đêm và khóc vì chuyện bài vở”,  Hiếu nhớ lại.

Nhưng sau đó, nam sinh cố gắng trấn tĩnh bản thân, tập trung làm và hoàn thành trước deadline 30 phút. Chính trong những giai đoạn thử thách nhất, Hiếu rút ra bài học, áp lực cũng là cú huých giúp bản thân làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thủ khoa Bách khoa đạt điểm tuyệt đối: Từng áp lực tới bật khóc trên bàn học-3

Hiện Hiếu sang Pháp học tập (Ảnh: NVCC)

Trong những ngày tháng học ở ĐH Bách khoa Hà Nội, Hiếu luôn ấp ủ ước mơ đi du học tại một quốc gia nói tiếng Anh. Mọi chuyện thay đổi khi em được thầy cô động viên nên nộp hồ sơ học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại Viện Bách khoa Paris. Trước hạn nộp hồ sơ 4 ngày, khi đã tìm hiểu và suy nghĩ nghiêm túc, Hiếu quyết định nộp vào.

 “Qua tìm hiểu, trò chuyện, em tin tưởng các giáo sư và cảm thấy hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong an ninh mạng rất hấp dẫn và có tương lai. Hướng nghiên cứu này đòi hỏi em phải cố gắng học tập và nghiên cứu nhiều hơn”.

Nộp hồ sơ du học khi chưa hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đến tháng 3/2024, Hiếu giành học bổng toàn phần tại Viện Bách khoa Paris, kéo dài 4 năm.

Trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, Hiếu đã bay sang Pháp để bắt đầu hành trình mới. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ vào tháng 2/2025, chàng trai Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ tại đây.

“Vì quãng thời gian đại học, em chưa có nhiều công bố hài lòng, trong thời gian tới em sẽ tập trung học tập và nghiên cứu để cho ra những công bố ý nghĩa trong lĩnh vực của mình”, Hiếu nói.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/thu-khoa-bach-khoa-dat-diem-tuyet-doi-tung-ap-luc-toi-bat-khoc-tren-ban-hoc-2323190.html

ĐH Bách khoa Hà Nội

thủ khoa


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.