- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?
Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.
Những ngày qua, nhiều clip “hướng nghiệp” với chủ đề "những bằng đại học vô dụng nhất”, thu hút đến hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Những ngành học như: Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự, bị các tiktoker liệt kê là những ngành có bằng đại học vô dụng nhất. Các cá nhân đăng tải những clip này khuyên các bạn trẻ không nên đăng ký học những ngành này.
(Ảnh chụp màn hình)
Việc xuất hiện nhiều clip hướng nghiệp với chủ đề "Những bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam" gây nhiều tranh cãi và gây hoang mang khi mùa tuyển sinh đại học đã cận kề.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng, tiktok là kênh dành cho trải nghiệm cá nhân chứ không phải quảng bá thương hiệu nhà trường. Vì vậy, các clip được lên xu hướng phần lớn của cá nhân và những người làm clip thường tuyên truyền việc tuyển sinh "bậy bạ".
“Những người này thường hay diễn giải về ngành nghề nhưng không biết về ngành nghề học như thế nào? Học ra trường để làm gì? Học có khó khăn hay không? Do vậy, việc các tiktoker nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ follow sẽ gây ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của thí sinh”- ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, các tiktoker có thể nói đúng trong một vài trường hợp chứ không phải đúng cho tất cả. Nhưng suy nghĩ của người trẻ hiện nay là "chắc tiktoker đã nói là đúng", nên gây ra sự hiểu lầm khi lựa chọn ngành nghề.
Ông Sơn lo ngại những clip như vậy sẽ làm cho các bạn trẻ lung lay, thậm chí dẫn tới việc không học, không đi làm việc.
“Nói các ngành học trên "vô dụng” là sai. Học ngành gì cũng phải bỏ công sức để có kiến thức và kinh nghiệm sẽ tốt hơn nhiều so với việc không học. Không học không có kiến thức và kinh nghiệm, những người thành công thường học tập đàng hoàng hoặc phải bỏ công sức rất nhiều cộng với chút may mắn”- ông Sơn nói.
Bà Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Thông tin truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, cho rằng, ở khía cạnh hướng nghiệp, định hướng ngành nghề cho học sinh, nhà trường sẽ căn cứ vào những thống kê trong đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và có việc làm để đánh giá các xu hướng nghề nghiệp phù hợp.
“Là trường có đào tạo các ngành này, chúng tôi cũng mong muốn các chuyên gia, cá nhân có nhận định, chia sẻ về xu hướng ngành nghề, định hướng công việc một cách tổng thể, mang tính định hướng cho các bạn trẻ nhiều hơn, từ đó có thể làm rõ những cốt lõi, bản chất của vấn đề, không nên chia sẻ, trao đổi chung chung hay cá nhân hóa để làm ảnh hưởng đến định hướng tương lai lâu dài của một con người”- bà Bích nói.
Theo bà Bích, các trường đại học, cao đẳng, kể cả trung cấp khi đào tạo một học sinh, sinh viên, mục tiêu hướng đến là mang đến cho người học kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, thực nghiệp khi ra trường.
Việc người học tiếp cận khối kiến thức, khả năng thực hành mà trường, đơn vị đào tạo sẽ là nỗ lực không ngừng nghỉ ở mỗi cá nhân. Vì vậy nếu đánh giá ngành học, nghề học nào đó “vô dụng” chúng ta đang đánh giá chưa tích cực ở cả hai chiều, người học và cơ sở đào tạo.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục40 phút trướcNữ sinh N.T.L bị lớp trưởng tát do kể bí mật riêng tư với các bạn trong lớp.
-
Giáo dục4 giờ trướcMưa lớn kéo dài hai ngày khiến một số tuyền đường ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) ngập cục bộ, hàng nghìn học sinh phải nghỉ học.
-
Giáo dục5 giờ trướcTừ chàng trai học trường làng, tốt nghiệp thủ khoa đầu ra ngành Dược tại Việt Nam, Phạm Đức Hùng hiện là tiến sĩ, dược sĩ tại một bệnh viện nhi top 1 của Mỹ.
-
Giáo dục8 giờ trướcTheo đơn đăng ký học chương trình tiếng Anh liên kết mà phụ huynh cung cấp, giá của mỗi tiết học liên kết lên đến gần 4,8 triệu đồng cho thời lượng 35 phút trên quy mô 50 học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù không muốn tổ chức các tiết học môn liên kết nhưng sợ phật ý lãnh đạo cấp trên, nhà trường đành phải chấp nhận dẫu biết thêm khổ học sinh, phụ huynh, "bán rẻ" công sức của giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột nam sinh Trường Quản trị và Kinh doanh - ĐH Quốc gia Hà Nội đã bế theo con nhỏ 3 tháng tuổi trong giây phút nhận bằng tốt nghiệp đại học.
-
Giáo dục1 ngày trướcHọc sinh lớp 1 vẫn còn quá nhỏ nên chưa ý thức được việc bảo vệ đồ đạc, tài sản cũng như cách thức xử lý khi phát hiện mất đồ.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều gia đình không mấy khá giả vẫn "cắn răng" nhịn ăn nhịn tiêu cho con đi học thêm mà không quan tâm đến chất lượng, chỉ mong cô giáo không "đì" con mình.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong lúc nóng giận khi mời nam sinh lớp 12 lên làm việc vì hành vi hút thuốc lá điện tử, chụp hình đăng lên mạng xã hội, Phó hiệu trưởng đã tát nam sinh một cái.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh học sinh “có nhiều thứ để chơi hơn để học”, vẫn cần kiểm tra đầu giờ bất chợt để khiến các em không mất động lực học bài. Tuy nhiên, để giảm căng thẳng cho học sinh, giáo viên có thể thay đổi hình thức đánh giá.
-
Giáo dục3 ngày trướcLiên quan đến việc nữ sinh ở Hải Phòng túm tóc, đánh tới tấp bạn trong trường học, mới đây Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, huyện Kiến Thuỵ, nơi xảy ra vụ việc đã có báo cáo khẳng định hai nữ sinh trước đó không có mâu thuẫn mà do người ngoài xã hội nhờ đến “nói chuyện”.
-
Giáo dục3 ngày trướcChiều 22/9, đại diện Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam (AISVN) đã lên tiếng về việc bị phụ huynh tập trung, căng băng rôn đòi nợ trước cổng trường vào sáng hôm qua.
-
Giáo dục4 ngày trướcKhông chỉ học sinh bị đánh bầm tím, một giáo viên tiểu học còn bị tố xúc phạm mẹ đơn thân trước mặt hơn 40 phụ huynh.
-
Giáo dục4 ngày trướcBuổi họp lớp của cựu sinh viên khoa Hóa học sau 55 năm ra trường gây ấn tượng với nhiều người.