Tranh cãi quanh phát ngôn của Chủ tịch FPT Telecom: Bằng Đại học không quan trọng, nhiều quản lý, giám đốc cũng chỉ có trình độ Cao đẳng

Quan điểm của ông Hoàng Nam Tiến khiến nhiều người bàn tán về giá trị của tấm bằng Đại học trong thời buổi hiện nay.

Học hỏi bí quyết thành công, chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước là chuyện mà người trẻ nào cũng nên làm. Song, không phải quan điểm nào của sếp lớn cũng nhận về sự đồng tình của mọi người, mà ngược lại có khi còn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Điển hình như phát ngôn gần đây của Chủ tịch của Tập đoàn FPT Telecom - ông Hoàng Nam Tiến trong một chương trình về kinh doanh đang khiến dân tình bàn tán không ngớt. Ông Tiến thẳng thắn chia sẻ về giá trị của tấm bằng đại học hiện nay.

Cụ thể, khi trao đổi với một ứng viên có bằng cao đẳng, ông Tiến cho biết: "Nơi tôi đang làm việc có 29% cán bộ, chuyên gia, quản lý, giám đốc có trình độ Cao đẳng. Như vậy, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là năng lực của bạn và khả năng tự học đến đâu".

Tranh cãi quanh phát ngôn của Chủ tịch FPT Telecom: Bằng Đại học không quan trọng, nhiều quản lý, giám đốc cũng chỉ có trình độ Cao đẳng-1

Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch của Tập đoàn FPT Telecom nói về con đường thành công của người trẻ: Bằng cấp không phải yếu tố quan trọng

Những chia sẻ của Chủ tịch của Tập đoàn FPT Telecom đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của netizen. Trước quan điểm của ông Tiến, nhiều ý kiến trái chiều đã nhanh chóng bùng nổ, chia ra 2 phe tranh cãi.

Công ty tìm người có tư duy, chứ không phải "bình hoa" bước ra từ các trường Đại học

Một nửa ý kiến cho rằng quan điểm của Chủ tịch FPT có phần đúng. Theo họ, tấm bằng chỉ là bước đệm đầu tiên để tìm việc làm, nhưng nó không phải yếu tố duy nhất quyết định chất lượng công việc. Trên thực tế, câu chuyện hàng trăm cử nhân tốt nghiệp từ những trường Đại học hàng đầu nhưng rơi vào tình trạng thất nghiệp cũng là minh chứng cho giá trị tấm bằng đại học đang ngày càng "rớt giá".

- Công ty cần tìm người kiếm lợi nhuận cho họ, chứ không một "bình hoa" bước ra từ các trường top đầu, rồi chỉ để dán tấm bằng lên tường. Có những người đi làm văn phòng mà sau 5 năm lương vẫn 12 triệu đồng/tháng thì cũng nên xem xét lại các bạn bước ra từ những trường Cao đẳng.

Mình có người bạn, chỉ học cao đẳng ngành Công nghệ thông tin. Giờ anh ta đã làm chủ doanh nghiệp, trước đó còn từ chối lời mời ở lại công ty với mức lương hơn trăm triệu để tự mình làm startup. Vậy nên điều khác biệt làm nên thành công là tư duy, chứ không phải bằng đại học.

- Nếu làm ra tiền thì cũng chẳng ngại đâu. Biết bao cử nhân, tiến sĩ ra trường làm lương ba cọc ba đồng, chi tiêu khổ sở ở thành phố đắt đỏ đó thôi. Có khi họ còn chẳng sống tốt bằng mấy cô có quán bún, quán phở đầu ngõ, lương tháng hơn 20 triệu đồng mà thoải mái tinh thần, không bị ai kiếm chuyện, không áp lực với sếp.

Tranh cãi quanh phát ngôn của Chủ tịch FPT Telecom: Bằng Đại học không quan trọng, nhiều quản lý, giám đốc cũng chỉ có trình độ Cao đẳng-2

Ảnh minh hoạ

- Quan điểm này cũng đúng mà. Học đại học chưa chắc đảm bảo bạn đã có công việc tốt. Vì còn tuỳ yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng giao tiếp, kiến thức, tự học và tận dụng được gì trong cuộc sống.

- Bằng cấp chỉ cái là cái cơ sở để người ta nhìn vào đó để qua vòng phỏng vấn. Còn nếu không có kiến thức chuyên môn nhưng kỹ năng mềm tốt thì nhà tuyển dụng vẫn cho qua. Vì sinh viên ra trường ai mà chẳng cần đào tạo lại từ đâu.

- Chuyện đương nhiên, nhưng có một điều quan trọng là bạn cần có tư duy, EQ tốt thì mới mong trụ lại ở thị trường lao động luôn biến động từng ngày. Biết bao cử nhân, giáo sư này nọ ra trường vẫn thất nghiệp đầy ra mà giờ các bạn vẫn "ảo tưởng" quá nhiều về tấm bằng đại học mình có hay sao?

Không có bằng Đại học thì đừng mong qua vòng... phỏng vấn, nói gì đến chuyện lương cao!

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng, sở hữu tấm bằng đại học vẫn là con đường ngắn nhất để đạt tới thành công. Khi học Đại học, bạn không chỉ được trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn được trao rất nhiều cơ hội khác như mở rộng mối quan hệ trong ngành, phát triển kỹ năng mềm.... Tấm bằng đại học còn trở nên quan trọng hơn khi các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao về bằng cấp.

- Nói thật, bây giờ cầm tấm bằng đại học loại khá đi xin việc đã khó qua vòng duyệt CV, nói chi đến bằng cao đẳng. Đến câu chuyện xin thực tập để chứng minh bản thân còn không có, thì bạn lấy đâu ra cơ hội để trau dồi kinh nghiệm, nói gì đến tăng chức và có lương cao?

- Quan điểm này có phần phiến diện quá. Nếu có 10 người làm quản lý, giám đốc thì chắc cùng lắm có 1-2 người học cao đẳng. Nói ngay luôn ở trong câu chuyện của sếp Tiến, ông chỉ nói 29% giám đốc học cao đẳng nhưng đâu nói 71% còn lại học bằng gì?

Tranh cãi quanh phát ngôn của Chủ tịch FPT Telecom: Bằng Đại học không quan trọng, nhiều quản lý, giám đốc cũng chỉ có trình độ Cao đẳng-3

Ảnh minh hoạ

- Quan trọng không phải bạn đạt được vị trí nào trong công ty mà còn là mức lương bao nhiêu nữa. Điển hình trong công ty tôi, nhân sự có bằng tiến sĩ thì khoảng 80 triệu đồng/tháng. Còn mấy anh học trường cao đẳng thì cao nhất cũng chỉ được trả 25 triệu đồng.

- Bằng cấp không quan trọng. Nhưng quan trọng bạn phải có cái bằng thì bên nhà tuyển dụng mới gọi bạn đi phỏng vấn.

- Học lên đại học không phải con đường duy nhất, nhưng nó lại là con đường quan trọng nhất. Ai học đại học cũng biết đó không chỉ là nơi cho mình kiến thức, còn dạy mình khôn ra. Đến năm 3, quá nửa lớp đại học của mình đã thấy chán nản, muốn từ bỏ, học cho có. Tuy nhiên, không ai phủ nhận môi trường này năng động, giúp chúng mình có thêm bạn bè, nhiều mối quan hệ cần thiết cho công việc sau này.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về quan điểm của ông Hoàng Nam Tiến?

Theo Nhịp Sống Việt


bằng đại học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.