- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM: Chờ 'vé vớt' vào trường công ngoại thành
Nhiều phụ huynh tại TPHCM đang hồi hộp ngóng chờ thông tin tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), với hy vọng con mình có được một tấm “vé vớt” vào học trường công.
“Nín thở” chờ tuyển bổ sung
Biết kết quả thi lớp 10 của con đạt tới 15,25 điểm nhưng vẫn rớt 3 nguyện vọng vào các trường THPT công lập tại TPHCM, chị X.H. (ngụ huyện Hóc Môn) nhiều đêm liền thở dài, trằn trọc.
Đối chiếu điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay, chị H. nhận thấy có gần 30 trường có điểm chuẩn nguyện vọng 3 thấp hơn điểm thi của con mình. Trong số này, không có trường nào ở huyện Hóc Môn - nơi gia đình sinh sống.
Phần lớn các trường nằm ở huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, quận 8 và thành phố Thủ Đức. Dù nhà cách các trường này khá xa, người mẹ này vẫn nuôi hy vọng con sẽ được tuyển bổ sung vào các trường công.
“Chỉ cần con trúng tuyển vào trường công thì tôi và ba cháu sẽ thay nhau đưa đón hàng ngày. Nếu vất vả quá thì cho cháu ở nhờ nhà người thân để đi học”, chị H. bày tỏ.
Học sinh dự thi vào lớp 10 tại TPHCM. Ảnh: Nhàn Lê
Cũng như chị H., anh T. (ngụ thành phố Thủ Đức) những ngày gần đây cũng liên tục theo dõi tin tức trên báo đài, trang thông tin tuyển sinh đầu cấp của Sở GD&ĐT TPHCM để ngóng chờ thông báo tuyển bổ sung. Con anh T. có học lực khá nhưng điểm thi không được như kỳ vọng, dẫn đến rớt cả 3 nguyện vọng. Anh xem đây là bài học nhớ đời vì đã chủ quan, đăng ký nguyện vọng vào những trường tốp trên khiến con trượt vụt mất cơ hội vào trường công.
“Tôi đã so sánh chỉ tiêu, tỷ lệ chọi vào các trường THPT tốp dưới để lựa chọn trường phù hợp. Hiện điểm thi của con tôi hơn điểm chuẩn của trường dự định đăng ký khoảng 1 điểm. Tôi đang hy vọng trường này tuyển bổ sung thêm để con có cơ hội vào học”, anh T. nói.
Tuyển bổ sung 166 chỉ tiêu vào lớp 10 tích hợp
Sở GD&ĐT TPHCM vừa thông báo tuyển bổ sung 166 chỉ tiêu lớp 10 tích hợp năm học 2024-2025 vào 9 trường THPT. Nhiều nhất là Trường THPT Mạc Đỉnh Chi với 34 chỉ tiêu. Kế đến là Trường THPT Gia Định lấy 29 chỉ tiêu. Thấp nhất là Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa chỉ tuyển 5 chỉ tiêu, THPT Nguyễn Hữu Huân tuyển 6 chỉ tiêu. Các trường còn lại như: THPT Lương Thế Vinh, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trung học thực hành Đại học Sài Gòn, THPT Phú Nhuận, THPT Nguyễn Thượng Hiền lấy 10-25 chỉ tiêu.
Theo quy định, thí sinh rớt cả 3 nguyện vọng, có điểm thi cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn nguyện vọng 3 của trường THPT mà mình đăng ký hồ sơ xét tuyển sẽ đủ điều kiện xét tuyển bổ sung.
Các trường THPT sẽ xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Những thí sinh từ chối nhập học nguyện vọng đã trúng tuyển không được đăng ký xét tuyển bổ sung trong đợt này.
Năm 2023, TPHCM đã từng tuyển bổ sung vào lớp 10 và nhận được hơn 1.000 hồ sơ đăng ký, tập trung ở trường ngoại thành. Theo ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, việc tuyển bổ sung sẽ giúp những học sinh đạt được điểm thi cao mà không đậu nguyện vọng nào được tiếp tục học trường công. Đồng thời, những trường THPT còn thiếu chỉ tiêu, nhất là những trường THPT vùng ven đảm bảo lấy đủ chỉ tiêu.
Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6) lưu ý, điểm chuẩn không hạ cộng với điều kiện thí sinh trượt cả 3 nguyện vọng mới được xét bổ sung, nên số lượng tuyển bổ sung sẽ không quá nhiều.
Do đó, thời điểm này phụ huynh không nộp hồ sơ cho con vào học hệ GDTX, trường nghề hoặc trường tư thục mà chờ kết quả tuyển bổ sung là lựa chọn đầy rủi ro.
“Hệ GDTX hiện nay vẫn đào tạo rất tốt, vẫn có đội tuyển học sinh giỏi tham dự các cuộc thi cấp thành phố, quốc gia. Trong khi có tấm “vé vớt” vào trường công nhưng lại đi xa trong 3 năm liền sẽ vất vả cho cả phụ huynh lẫn học sinh.
Ngược lại, nếu chẳng may học sinh trượt nguyện vọng tuyển bổ sung thì lúc đó trung tâm GDTX đã hết chỉ tiêu, các trường tư thục cũng không còn nhận học sinh vì sẽ chuẩn bị cho năm học mới”, ông Cường phân tích.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Minh Hoàng - Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An (quận 5) cho rằng, nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý ưa chuộng bằng cấp, không xem trọng học nghề nên tìm mọi cách để con được vào trường công.
Có trường hợp nhà ở quận 5 nhưng vì muốn con học trường công nên phụ huynh đăng ký vào trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh) vì nơi này điểm chuẩn thấp. Đến khi đậu vào trường thì không thể đi học vì quá xa nhà.
“Lúc này, phụ huynh lại muốn xin con vào học ở Trung tâm GDTX nhưng không được. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc khoảng cách địa lý để chọn trường cho phù hợp”, ông Hoàng nói.
Theo TP
-
Giáo dục2 giờ trướcMưa bão khiến nhiều nhà dân ở các huyện ngoại thành bị ngập nước, trường học ở Hà Nội đón học sinh đến ở cả ngày lẫn đêm. Giáo viên nấu cơm, thay nhau trông các em ăn ngủ còn hiệu trưởng mang quần áo học sinh về nhà giặt, sấy.
-
Giáo dục2 giờ trướcLiên quan đến clip học sinh cấp 3 ở Cà Mau đánh nhau trước cổng trường, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Cà Mau đã có báo cáo và chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối với cá nhân có liên quan.
-
Giáo dục4 giờ trướcQua rà soát, phát hiện Trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum nằm trong diện nguy hiểm có nguy cơ sạt lở từ đồi phía sau. Lực lượng chức năng đã kịp thời đưa 142 cô trò của trường đến nơi an toàn.
-
Giáo dục4 giờ trướcNhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, tỉnh Khánh Hòa dự kiến chi hơn 75 tỷ đồng hỗ trợ học phí các cấp.
-
Giáo dục7 giờ trướcUBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo xác minh clip học sinh đánh nhau trước cổng trường đang lan truyền trên mạng xã hội. Clip được cho ghi lại cảnh đánh nhau xảy ra trước cổng Trường THPT Cà Mau, thành phố Cà Mau.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục7 giờ trướcNgay sau khi lũ rút, thầy cô trường TH&THCS Minh Chuẩn (Yên Bái) - ngôi trường chịu thiệt hại nặng nề, tất bật dọn dẹp để sớm đón học sinh quay trở lại.
-
Giáo dục9 giờ trướcTrường Tiểu học Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) vừa có quyết định kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh bầm lưng.
-
Giáo dục10 giờ trướcTrận lũ quét ở Làng Nủ (Lào Cai) cướp đi sinh mạng của 8 đứa trẻ, những đồ vật của các em ở trường giờ đây trở thành kỷ vật cuối cùng.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục12 giờ trướcBới tìm sách vở, đồ dùng học sinh dưới lớp bùn non sau lũ, các cô giáo ở vùng “rốn lũ” Yên Bái khóc nức nở vì thương học trò sẽ thiếu đồ dùng học tập. Người dân và lực lượng chức năng đang nỗ lực cào bóc từng lớp bùn, bới tìm những gì còn sót lại sau lũ.
-
Giáo dục14 giờ trướcHọc sinh ôm heo đất, bánh kẹo, tập sách, bếp gas mini, tiền tiết kiệm... đến trường nhờ các thầy, cô gửi gặng đồng bào miền Bắc đang gặp khó khăn vì bão, lũ
-
Giáo dục15 giờ trướcTại một lớp học mầm non có 18 em thì 7 học sinh tử vong trong trận lũ quét. Các cô giáo mầm non lặng người xếp kỷ vật của các em trước khi trao về cho người thân.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcGiáo dục1 ngày trướcTrận lũ quét ở làng Nủ (Bắc Yên, Lào Cai) khiến 10 trẻ ở một điểm trường mầm non gặp nạn, trong đó đã tìm thấy thi thể 8 em, còn 2 em vẫn mất tích.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều trường học thông báo dừng tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu” cho học sinh. Toàn bộ kinh phí tổ chức hoạt động này sẽ được chuyển sang ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi khắc phục hậu quả của bão Yagi và mưa lũ, nhiều trường đại học thông báo cho sinh viên đi học trở lại.