5.000 đồng/bát tào phớ thạch, những tưởng số tiền đó chả đáng là bao nhưngcộng dồn lại thì số lãi mà người bán hàng thu được trong vòng 2 tiếng đồnghồ cuối chiều lên tới cả triệu đồng.

Ăn uống luôn là nhu cầu cao của ngườidân sống tại đất Hà Thành, bởi vậy những câu chuyện kể thật như đùa về hàngvỉa hè tại Hà Nội không khiến người ta phải giật mình.

Tại góc chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), lâu nay người ta rỉ tai nhau về nhữngbát tào phớ thạch vừa rẻ vừa ngon khiến khách đến nườm nượp.

Theo ghi nhận của chúngtôi, những “quán cóc” này mở hàng tầm 4h chiều và hết hàng lúc 7htối.

Bởi hàng bán lúc bắt đầu phiên chợ chiều nên khách rất đông. Họ chen chúcngồi trên vỉa hè, thậm chí khi hết chỗ họ tự xếp chỗ ngồi cho mình trên yênxe máy hoặc dưới lòng đường để ăn ngon lành.

Hương liệu để làm nên bát thập cẩm gồm tào phớ, thạch đen, thạch xanh, mấysợi dừa tươi và 1 ít nước đường pha loãng.

Chị Lam - quê ở Hưng Yên, chủ gánh hàng tào phớ thạch ở góc chợ Nghĩa Tân,cho biết: “Đã 2 năm nay, chiều nào tôi cũng bán hàng ở chợ Nghĩa Tân này,ngày nắng cũng như ngày mưa hàng đều hết veo. Mỗi bát tào phớ hoặc tào phớthập cẩm (tùy theo nhu cầu ăn của khách) chỉ 5.000 đồng thôi nhưng khách lạirất thích ăn nên tôi bán rất đắt hàng”.

Hà Nội: Kiếm tiền triệu từ nghề
Một gánh hàng tào phớ chợ Nghĩa Tân - khách đông hơn quán sang (Ảnh: Dân trí)

Cũng theo chị Lam, mỗi chiều chị chỉ đầu tư cho gánh hàng khoảng 300.000đồng, nhưng bán được khoảng 200-300 bát tào phớ, tương đương với số tiền thuđược khoảng từ 1.000.000 - 1.500.000 đồng. Như vậy, trừ 300.000 đồng vốn đầutư ban đầu thì mỗi chiều chị Lam cũng thu được khoảng từ 800.000 - 1.200.000đồng.

“Nếu không có gánh hàng này thì tôi không nuôi nổi 2 đứa con đang học đạihọc ở Hà Nội và trang trải sinh hoạt hàng ngày. Từ gánh hàng tôi bán bán vàchồng chạy thêm xe ôm, mỗi tháng vợ chống tôi cũng dành dụm được khoảng 8 -10 triệu đồng” - chị Lam chia sẻ.

Không phải nhà hàng sang trọng, không phải quán cafe thời thượng, chỉ 1 tíchnước trà với đôi chục cái cốc, âu đá - chỉ một vốn nhưng bốn lời là nguồnthu tiền bồn bộn của nhiều người bán trà đá trước điểm dừng xe buýt đầuđường Hoàng Quốc Việt và cổng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Anh Thành (ở huyện Từ Liêm) cho hay: “Hết khoảng 100.000 đồng tiền chè vàđá, vài phích nước nóng, nước lọc, cùng với đôi chục cái ghế là đủ bộ cho 1gánh hàng bán cả ngày.

Ở đây có tới 20 - 30 người bán trà đá nên khách cũng rải rác. Nhưng cứ 3.000đồng/cốc thì mỗi ngày cũng thu được vài trăm nghìn, hôm nào nắng nóng đắthàng thì cũng được gần triệu bạc. Số tiền đó đủ để trang trải nhiều việctrong sinh hoạt gia đình”.

Là khách hàng thường xuyên uống trà đá tại đây, anh Nam (nhân viên công tyđiện tử Đức Thịnh) chia sẻ: “Quen rồi, mỗi ngày tôi và anh em đồng nghiệpcũng phải ra cổng uống it nhất 2 lần trà đá, mỗi lần uống từ 1-2 cốc, hútđiếu thuốc rồi hàn huyên chuyện nọ chuyện kia. Nói chung là mỗi tháng cũng“cống” hết khối tiền vào trà đá”.

Không chỉ hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống nhanh như trà đá, táo phớ, những“món” hàng cũng hái ra tiền hiện nay phải kể tới như dưa chua, cà pháo… đắtnhư tôm tươi.

Chị Trâm - một tiểu thương bán hàng xén ở chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) chobiết: “Sạp hàng thừa chỗ nên tôi bán thêm dưa muối, bây giờ giá cả đắt lênnên chỉ bán từ 5.000 đồng, mỗi ngày cũng được đôi ba trăm nghìn đồng. Cứnghĩ chả đáng là bao, nhưng số tiền thêm thắt đó cũng làm được khối việc”.

TheoQuỳnh Anh
Dân trí