Sáng 6-3, cuộc tổng diễn tập laidắt đốt hầm Thủ Thiêm đã được thực hiện trên suốt quãng đường dài 22km từ bể đúcNhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) theo sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè và sông Sài Gòn vềđến khu vực Mỹ Cảnh (gần bến Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM).

Hơn 6g sáng, ở khu vực bể đúcNhơn Trạch đã thấy có mặt đầy đủ cán bộ của ban quản lý dự án, nhà thầu, tư vấn,đơn vị hoa tiêu, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy... Ông Vương HoàngThanh - phó giám đốc ban quản lý dự án, cho biết mọi người phải đến sớm vì ngàytổng diễn tập có ý nghĩa đặc biệt nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc lai dắt đốthầm vào ngày 7-3.

Trời đẹp và nước êm

Khu vực bể đúc bốn đốt hầm ThủThiêm (trước đây phải đi cầu thang cao khoảng 10m để xuống nơi đặt đốt hầm) nayđã trở thành một bể nước mênh mông, thỉnh thoảng có một chiếc canô chở kỹ sưcông trường tấp vào bờ. Một kỹ sư của nhà thầu Obayashi cho biết dưới mặt nướccủa bể đúc vẫn còn ba đốt hầm, còn một đốt hầm - đốt hầm số 1 - đã kéo ra sôngLòng Tàu để chuẩn bị lai dắt về lắp đặt ở Thủ Thiêm.

“Hộ tống” hầm Thủ Thiêm về sông Sài Gòn

Đoàn tàu kéo sà lan (giả định là đốt hầm dìm số 1 - trong vòng tròn) đã đến khu vực hầm Thủ Thiêm lúc 12g ngày 6-3. Các ô chữ nhật là vị trí các đốt hầm Thủ Thiêm sẽ được lắp đặt trên sông Sài Gòn - Ảnh: T.T.D

Đốt hầm số 1 nổi trên sông LòngTàu 0,15m trông giống như một tấm ván nổi trên mặt nước. Nổi cao nhất trên đốthầm là hai tháp định vị cao 26m và ở hai phía đầu đốt hầm được lắp đặt hai phaolớn, mỗi phao có chiều dài khoảng 30m, tải trọng 300 tấn.

Ông Phạm Văn Thông - kỹ sư hầmthuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - cho biết khi đưa đốt hầmđến vị trí dìm ở Thủ Thiêm, các kỹ sư và công nhân sẽ bơm nước vào đốt hầm thôngqua tháp định vị. Và hai chiếc phao (có gắn dây neo với đốt hầm) sẽ từ từ hạ đốthầm xuống đáy sông Sài Gòn vào đúng vị trí, chứ không phải để đốt hầm tự chìm.

Trên nóc đốt hầm số 1, có vàichục công nhân và kỹ sư đang đi đi lại lại. Nở nụ cười thật tươi, kỹ sư cao cấphầm Okubo Mamoru của Công ty tư vấn Oriental Consultant (Nhật Bản) nói: “Đến nayđã hoàn tất đến 99% khối lượng công việc và nay chỉ còn chờ thời điểm lai dắtđốt hầm”.

“Tập trận”

Gần 9g sáng, các tàu lai dắt đốthầm Thủ Thiêm đã tề tựu trên sông Lòng Tàu. Đoàn tàu lai dắt gồm bốn tàu kéochính (mỗi tàu có công suất 3.200-3.500 mã lực), một tàu kéo dự bị, hai tàu đẩycảnh giới và năm canô cao tốc chạy phía trước, phía sau và hai bên. Do đây làcuộc diễn tập nên ban tổ chức bố trí đoàn tàu lai dắt giả định đốt hầm Thủ Thiêmlà sà lan 1.000 tấn.

Mọi hoạt động lai dắt trên suốttuyến đường dài 22km như thật. Cụ thể, bên cạnh đoàn tàu lai dắt còn có ba chốtcơ động bám theo. Trong đó chốt cơ động số 1 gồm một tàu lai dắt và ba canô vớicanô chỉ huy chạy phía trước đoàn tàu khoảng 2.000m.

Chốt cơ động số 2 gồm một tàu laidắt và một canô chạy phía sau đoàn tàu lai dắt khoảng 1.000m. Chốt cơ động số 3đi bên hông đoàn tàu lai dắt. Trên tuyến sông bố trí 11 chốt cảnh giới (bìnhquân 2 km có một chốt cảnh giới), trong đó mỗi chốt cảnh giới có một canô củacảnh sát cơ động để yêu cầu các phương tiện thủy không được lưu thông trên tuyếnđường hành trình.

Cuộc diễn tập bắt đầu lúc 9g20,đoàn tàu lai dắt “đốt hầm” rời khỏi khu vực sông Lòng Tàu. Đứng trên tàu Falcon62 có 1.300 mã lực của Công ty cổ phần vận tải lai dắt Chim Ưng, thế mà cảm thấyhình ảnh “đốt hầm Thủ Thiêm” lớn như con ong chúa, còn các tàu hộ tống chạy xungquanh nhỏ như ong thợ.

Máy bộ đàm trên tàu Falcon 62vang lên tiếng người chỉ huy: “Chốt số 1 thực hiện như phương án đã định”. “Chốt1 nghe rõ” - giọng trả lời ngắn gọn vang lên từ máy bộ đàm.

Đoàn tàu chạy qua từng đoạn sôngnhư khu vực ngã ba đèn đỏ, khu kho xăng Petrolimex... Đài chỉ huy nhắc nhở cácchốt thực hiện đúng phương án và lần lượt từng chốt báo cáo tình hình bìnhthường.

10g30, đoàn tàu lai dắt còn cáchcầu Phú Mỹ khoảng 500m, máy bộ đàm vang lên: “Chốt số 8 phát hiện một tàu laidắt cẩu từ hướng cảng Sài Gòn đi ra”. Giọng từ tàu chỉ huy: “Yêu cầu chốt 8 buộctàu phải đi sát luồng bên phải”. Chốt 11 báo cáo: “Có tàu đi hướng từ cầu SàiGòn vào”, tàu chỉ huy trả lời: “Yêu cầu chốt 11 điều tàu chạy ở luồng bên phải”.

Đến 11g30 khi đoàn lai dắt vừaqua đoạn sông gần cảng Bến Nghé, có một tàu khách cao tốc từ Vũng Tàu về TP.HCMđã bị một chốt cảnh giới bên sông phất cờ liên tục, ngay lập tức chiếc tàu caotốc phải giảm tốc độ để không vượt qua đoàn lai dắt đốt hầm ở phía trước.

Trên tàu Falcon 62, kỹ sư LươngThanh Hoài - Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP- ghi chép tỉ mỉ trên sơ đồ luồng tàu lai dắt đốt hầm như thời gian tàu đi quatừng vị trí ở khu vực Phú Xuân, kho xăng dầu Nhà Bè, ngã ba đèn đỏ, cầu PhúMỹ...

Đồng thời ghi rõ tốc độ tàu chạyđoạn từ bể đúc đến ngã ba đèn đỏ từ 4 hải lý lên 7 hải lý/giờ (1 hải lý tươngđương 1,8km, ngày 7-3 thời gian lai dắt dự kiến khoảng 3 hải lý/giờ) và từ ngãba đèn đỏ về đến Thủ Thiêm tốc độ giảm từ 5,8 hải lý xuống còn 5,2 hải lý/giờ(ngày 7-3 thời gian lai dắt dự kiến khoảng 2 hải lý/giờ)... Theo kỹ sư Hoài, vớibản báo cáo này, ban chỉ huy sẽ đúc kết kinh nghiệm cho ngày 7-3 chính thức laidắt đốt hầm Thủ Thiêm.

Đúng 12g đoàn tàu hộ tống đã đưađốt hầm dìm giả định đến vị trí an toàn trong niềm vui mừng của mọi người. Trongcuộc họp chiều 6-3, ban chỉ đạo công tác lai dắt đốt hầm và 20 đơn vị liên quanđã đánh giá cao cuộc diễn tập lai dắt đốt hầm.

Hành trình 10 giờ

Theo ông Vương Hoàng Thanh, dự kiến thời gian hành trình lai dắt đốt hầm là 10 giờ vì đề phòng các sự cố có thể xảy ra. Chẳng hạn, đã có quy định cấm các phương tiện thủy lưu thông nhưng có thể có một số tàu ghe chạy “lạng quạng” trong khu vực cấm. Khi đó các đơn vị chức năng buộc các tàu này phải nép vào bờ, hoặc có thể xảy ra sự cố tàu kéo đốt hầm bị chết máy thì phải dừng hành trình để đưa tàu kéo dự phòng thay thế...

Một số tình huống sự cố cũng được đặt ra cũng như các phương án xử lý khi đốt hầm có thể va phải vật chìm dưới đáy sông, đứt dây kéo đốt hầm, các tàu nhỏ mất điều khiển và trôi gần đến đốt hầm; hoặc sự cố buộc phải đánh chìm đốt hầm tại chỗ khi bị nước rò rỉ vào bên trong không thể khắc phục được...

Kế hoạch lai dắt đốt hầm số 1 trong ngày 7-3 tóm tắt như sau:

7g xuất phát.

8g dự kiến đoàn lai dắt đến khu vực cảng đóng tàu An Phú.

8g40 dự kiến đến mũi đèn đỏ chuẩn bị vào cửa sông Sài Gòn.

9g40 dự kiến đến khu vực cầu Phú Mỹ.

11g30 dự kiến đến cảng VICT.

13g đến vị trí lắp đặt ở khu vực Mỹ Cảnh (gần bến Bạch Đằng).

13g-15g thực hiện xoay đốt hầm và neo đậu, chuẩn bị cho công tác dìm hầm vào sáng 8-3.

Theo Ngọc Ẩn
“Hộ tống” hầm Thủ Thiêm về sông Sài Gòn