- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 chiêu trò lừa đảo tinh vi nhất mà các nhà tuyển dụng bày mưu để chiếm đoạt tiền, tài sản của sinh viên
Để kiếm được đồng tiền bằng chính sức lao động của mình chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ ai.
Để kiếm được đồng tiền bằng chính sức lao động của mình chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ ai.
Những câu chuyện về việc làm thêm của tân sinh viên mùa nào cũng nói, năm nào cũng kể mà vẫn chưa hết bàng hoàng. Hiện nay, dường như việc nhiều bạn sinh viên muốn tìm kiếm cho mình một công việc part-time ngoài giờ học đã trở thành xu hướng chung. Một phần để có thêm thu nhập hàng tháng phụ giúp cha mẹ chi trả cho những sinh hoạt phí của bản thân, tiền học phí và cả những khoản tiền không tên. Mặt khác các bạn ấy còn muốn tìm thêm cho mình một số kinh nghiệm, sự cọ xát, va chạm với cuộc sống nhờ đó biết trân trọng, nâng niu những gì mình đang có.
Tuy nhiên, quả thật để kiếm được đồng tiền bằng chính sức lao động của mình chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ ai. Xung quanh cuộc sống của tân sinh viên ngày đầu chân ướt chân ráo lên thành phố học tập đầy rẫy những cạm bẫy khủng khiếp mà các bạn chưa lường hết được.
Hãy theo dõi 10 "cạm bẫy" sau để tránh những chiêu trò lắt léo và rủi ro mà các bạn có thể gặp phải khi đi làm thêm nhé!
1. Cái bẫy to chình ình mỗi khi lướt facebook là những công việc online được gắn mác việc nhẹ, lương cao, không đòi hỏi kinh nghiệm nhưng kỳ thực là lừa đảo chẳng thương tiếc bất cứ ai.
2. Xuất hiện những người không rõ danh tính lân la, rủ rê sinh viên đi hội thảo, gặp gỡ doanh nhân thành đạt đích thị đó là chiêu trò của hội chị em bạn dì nhà đa cấp.
3. Thời gian, địa điểm, mô tả công việc còn mờ mịt hơn cả "tiền đồ của chị Dậu" nhưng lại bắt con nhà người ta đóng một khoản lệ phí xin việc từ trên trời rơi xuống.
4. Chẳng thiếu những tờ rơi tuyển dụng "siêu hoành tráng" dán nhan nhản ở cột điện, bến xe bus, bảng tin tổ dân phố, thậm chí cổng trường học…
5. Môi giới kiêm ăn cướp là có thật, chuyên đánh đòn tâm lý để lôi kéo những sinh viên đang cần việc làm, kiếm trác một khoản tiền đáng kể.
6. Sinh viên háo hức, nôn nao chờ ngày phỏng vấn, một văn phòng xịn sò, sang chảnh chào đón, chẳng chút nghi ngờ nhiều bạn ngồi nghe anh A, chị B, cô C, PR về đủ thứ tốt đẹp trên đời. Nhưng họ đang chơi chiêu bài tâm lý cực thâm hiểm để đến phút chót là 1001 câu chuyện về tiền phí: phí đồng phục, phí tuyển dụng, phí hồ sơ, phí giữ chỗ công việc, tiền cọc, tiền hoa hồng,…
7. Không ít sinh viên đã bao phen "tiền mất tật mang" với một số trung tâm gia sư "rởm" lừa đảo chiếm đoạt tiền môi giới: thu tiền cọc nhưng không tìm thấy địa chỉ nhà học sinh, số điện thoại không liên hệ được, sinh viên huỷ lớp thì trung tâm gây khó khăn, không trả lại tiền cọc như trong hợp đồng.
8. Lợi dụng tên tuổi của các công ty lớn để đăng bài tuyển dụng như tuyển nhân viên cho CGV, siêu thị, chuỗi nhà hàng hay nhà sách,…
9. Ngậm ngùi, xót xa vì công việc thật sự không dễ thở như nước cờ mà nhà tuyển dụng vẽ ra, hết ba ngày thử việc dù đã làm rất tốt nhưng vẫn bị cho nghỉ việc vì một cái cớ vô lý nào đó.
10. Làm rơi một cái chén, bể một cái ly, đi làm trễ một phút, dăm ba lỗi nhỏ nhặt đều phải trả giá bằng tiền bạc: trừ lương, hoãn lương thậm chí bùng lương.
Theo Helino