- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Bố lôi 2 chị em gái ra sân bắt quỳ xuống, em gần như chết lặng"
“Có một lần vào buổi đêm mưa, bố tức giận lôi em và em gái ra giữa sân bắt bọn em phải quỳ xuống. Bố bảo: “Hai đứa chúng mày không phải con tao.
“Có một lần vào buổi đêm mưa, bố tức giận lôi em và em gái ra giữa sân bắt bọn em phải quỳ xuống. Bố bảo: “Hai đứa chúng mày không phải con tao.
Thực sự lúc ấy, em gần như chết lặng. Em không ngờ rằng từ lúc mình sinh ra cho đến bây giờ, người từng yêu thương mình lại có thể nói ra những câu như thế.
Em rất hận bố, đến nỗi luôn tự hỏi sao ông ấy không chết đi thay thế cho mình một người bố khác.”
Đó chỉ là một trong số rất ít những lời tâm sự của những đứa trẻ phải chịu đòn roi hay lời nói cay nghiệt trong gia đình được nêu ra tại buổi tọa đàm “Kỷ luật trẻ - Đâu là giới hạn?” do Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway và Trường Mầm ngon Quốc tế Sakura Montessori phối hợp tổ chức.
Tự cho mình quyền đánh chửi con
Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã đề cập đến những con số đáng giật mình.
56,9% trẻ em có độ tuổi từ 0 đến 10 phải chịu bạo lực, trong đó cao nhất là tỷ lệ trẻ em bị bạo lực gia đình với 63,2%. Tiếp đến là trường học với 20,1%.
Tuy nhiên, ông Nam khẳng định, những con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực trạng bạo hành trẻ xuất phát từ các hành vi kỷ luật thô bạo vẫn đang diễn ra âm thầm trong nhiều gia đình.
Các chuyên cùng thảo luận nguyên nhân bạo hành trẻ trong gia đình
Trong quá trình dạy con, có thể do sự đố kỵ khi con không bằng con người khác hoặc do con quá bướng bỉnh đã khiến nhiều bậc cha mẹ “trút” lên con những lời lẽ nặng nề, thậm chí sẵn sàng dùng đòn roi để xả cơn nóng giận.
Sự trừng phạt ấy, theo ông Hoa Nam, thường đến từ cơn giận bất thình lình mà bố mẹ không kìm nén được.
“Bố mẹ thường tự cho mình quyền được đánh chửi con. Nhiều ông bố, bà mẹ sau phút nóng giận đánh con cũng rơm rớm nước mắt tự nhủ sẽ không lặp lại điều đó. Tuy nhiên, khi cơn nóng giận xảy đến, câu chuyện ấy tiếp tục được lặp lại.
Cũng nhiều bố mẹ nghĩ rằng, nếu không đánh con sẽ không nên người. Vì thế trong các gia đình vẫn luôn đặt sẵn những chiếc “roi mây”. Quan điểm giáo dục “thương cho roi cho vọt” đã trở thành phương pháp nuôi dạy con được nhiều thế hệ phụ huynh Việt áp dụng với mong muốn định hướng và thay đổi hành vi khi trẻ mắc lỗi” – Ông Nam chia sẻ.
Còn chuyên gia Giáo dục quốc tế Steven Foster lại cho rằng, hầu hết những người có hành vi lạm dụng trẻ em thực sự rất yêu con cái của họ. Nhưng vấn đề ở chỗ, họ không có kiến thức và kỹ năng để yêu thương con đúng cách. Điều này vô tình đẩy sự kỷ luật đến gần hơn với ranh giới của sự bạo hành.
Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức cho rằng phụ huynh không nên nôn nóng trong quá trình “giáo dục” con cái
Đồng quan điểm với chuyên gia Steven Foster, Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức – Giám đốc học thuật trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway cho rằng, “giáo dục” là một quá trình, và “dạy” là một thao tác. Nhiều khi, phụ huynh và giáo viên đều nôn nóng, muốn quá trình “giáo dục” được diễn ra nhanh gọn như thao tác “dạy”.
Đó chính là lý do khiến người lớn thường cảm thấy thất vọng về trẻ và ngày càng có những hành vi thúc ép trẻ thay đổi nhanh hơn. Việc lạm dụng trẻ sẽ tất yếu xảy ra nếu đứa trẻ không thực hiện đúng như kỳ vọng của người lớn.
Bố mẹ học cách kỷ luật tích cực
Đòn roi dù ở bất kì hình thức nào cũng thể hiện sự bất lực trong giáo dục của cha mẹ. Đồng thời, đòn roi hay những lời lẽ cay nghiệt ấy dù với lý do nào cũng sẽ trở thành nỗi sợ hãi và vết hằn lên tâm lý trẻ thơ.
Chuyên gia Steven Foster cho rằng, đa phần bố mẹ cũng chính là những người từng lớn lên với việc bị đánh mắng hoặc la hét. “Đó là chuyện quen thuộc như cơm bữa. Nhưng việc này chỉ có hiệu quả tức thì do các con sợ hãi vì bị đau chứ không mang tính dài hạn” – ông Foster khẳng định.
Chuyên gia Giáo dục quốc tế Steven Foster cho rằng đòn roi không phải là kỷ luật mang tính dài hạn
Ông lý giải, việc đánh đòn không dạy đứa trẻ làm thế nào cho phải mà sẽ khiến chúng tự tìm cách không để bị “tóm” khi bố mẹ ở bên cạnh. Trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do bị phạt. Chúng sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.
“Vậy làm thế nào để kỷ luật tích cực?”. Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia lần lượt đưa ra những biện pháp cụ thể để không khiến bố mẹ nóng nảy đến mức phải dùng đến vũ lực với con.
Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, điều quan trọng nhất, bố mẹ cần coi con như một đối tác. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái phải là mối quan hệ “win – win” và con cái cần được tôn trọng. Ví dụ, thay vì làm những điều không thông báo trước với con, bố mẹ có thể hỏi ý kiến trẻ. Dù đạt thỏa thuận hay không, con trẻ cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng thực sự.
Bố mẹ cũng không nên ra lệnh chỉ vì thấy mình là người trên có quyền ra lệnh và con là người dưới cần phải phục tùng. Thay vì nói “Con không được vứt son linh tinh”, người mẹ có thể mời con hợp tác bằng cách nói: “Đây là cây son của mẹ. Nếu con giữ gìn cẩn thận mẹ sẽ tiếp tục cho con mượn”.
Còn theo chuyên gia Giáo dục quốc tế Steven Foster, điều quan trọng nhất phụ huynh cần làm là trở thành một người bạn đồng hành cùng trẻ. Trừng phạt không phải là một biện pháp hiệu quả. Bố mẹ cần phải hợp tác, giao tiếp và góp ý cho con hiểu. Trẻ cũng sẽ không tự giác làm khi bị bố mẹ bắt ép.
Đồng thời, bố mẹ cũng có thể tạo ra động cơ khuyến khích con. Ví dụ, khi muốn con nhanh chóng hoàn thành việc của mình, mẹ có thể khuyến khích con bằng cách nói “Con chuẩn bị nhanh lên để mẹ con mình cùng đi ra ngoài nhé!”
Hay khi trẻ làm sai, thay vì cáu gắt, dọa nạt, cần phải giải thích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu “Mẹ không đồng ý khi còn làm điều này. Mẹ có thể làm gì giúp con để lần sau con nhớ nhỉ?” Việc dùng lời lẽ nhẹ nhàng chắc chắn sẽ có tác dụng hơn việc dùng những từ ngữ cay nghiệt. Việc trầm trọng hóa khuyết điểm của con sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bị oan ức. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những phản ứng ngược không đáng có ở trẻ.
Theo VietNamNet