- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có 7 câu nói diệu kì giúp trẻ tự nín khóc hiệu quả mà bố mẹ chẳng cần quát mắng, nạt nộ
Muốn dỗ trẻ nín khóc, đồng tình với cảm xúc của trẻ là phương pháp xoa dịu hiệu quả nhất.
- Từ cô gái bỏ nghề hát để học đến bà mẹ "10 không" giúp 3 con thành danh ở Mỹ
- Chỉ một hành động nhỏ nhưng các mẹ sẽ học được 2 "chiến thuật" xử lý cơn ăn vạ của con giữa chốn đông người từ Công nương Kate Middleton
- Bố mẹ chẳng cần làm gì nhiều, chỉ dạy con được 3 điều này thì dù đứa nào nhút nhát cũng sẽ trở nên tài giỏi hơn người
Muốn dỗ trẻ nín khóc, đồng tình với cảm xúc của trẻ là phương pháp xoa dịu hiệu quả nhất.
Khi trẻ khóc, bố mẹ sẽ thường la rầy kiểu như: "Nín ngay", "Không được khóc", "Còn muốn khóc à?". Thời điểm bố mẹ la rầy trẻ nghĩa là đang tự chuốc buồn bực vào mình và chính trẻ cũng không cảm thấy dễ chịu khi nghe lời nạt nộ của bố mẹ.
Vì sao trẻ hay khóc?
Bởi vì trẻ đang học cách chế ngự cuộc sống lẫn mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không thuận lợi, trẻ luôn có cảm giác mình là "nạn nhân" nên trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn bực, chán chường, tức giận và mau nước mắt.
Bố mẹ tỏ ra đồng tình với cảm xúc của trẻ là phương pháp xoa dịu hiệu quả nhất, nhưng nếu cả ngày dài bố mẹ phải đương đầu với những cơn "mít ướt" dai dẳng của trẻ thì bố mẹ sẽ lập tức đầu hàng và muốn nạt trẻ ngay.
Trẻ có thể tạo ra một mớ rắc rối hỗn độn, nhưng bố mẹ không phải lúc nào cũng là siêu nhân giải quyết mọi vấn đề giúp trẻ. "Đừng khóc nữa", "Đừng quậy nữa", "Nếu con khóc nữa thì bố mẹ sẽ không quan tâm con". Thậm chí có bố mẹ không đủ kiên nhẫn lập tức dùng roi vọt ngăn lại tiếng khóc của trẻ.
Tại sao bố mẹ nạt nộ, bắt ép trẻ nín khóc hoàn toàn không có tác dụng?
Khi bố mẹ nói với trẻ là "Nín khóc ngay" với mong muốn trẻ sẽ dừng lại hoặc tiết chế cảm xúc, nhưng điều này chỉ khiến tâm hồn của trẻ vụn vỡ và chất chứa cảm xúc tiêu cực, cũng như khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bố mẹ và trẻ không thể xây dựng mối liên hệ gắn kết với nhau thì đôi bên sẽ không có cảm giác an toàn và thấu hiểu – đó điều cơ bản nhất trong mọi mối quan hệ. Khi bố mẹ nói với trẻ là "Nín khóc ngay", điều này chẳng khác nào nói với trẻ rằng cảm xúc của trẻ không quan trọng.
Tâm lý chung của bố mẹ là: Bố mẹ cảm thấy có nhiều tình huống nhỏ nhặt không đáng để trẻ khóc, trẻ không nên khóc, không nhất thiết phải khóc như thế mới được xem là một đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên bố mẹ đã quên cách nhìn nhận và suy nghĩ của trẻ khác rất nhiều so với người lớn. Theo độ tuổi tăng dần, trẻ sẽ học được cách kìm nén cảm xúc để thích ứng với môi trường xã hội, nhưng hiện tại ở độ tuổi đang phát triển của trẻ thì khóc là điều thích hợp nhất.
Khi bố mẹ nói với trẻ là "Nín khóc ngay!", thường sẽ có 2 kết quả:
1. Bố mẹ đành thỏa hiệp khi trẻ đang khóc lóc, điều này khiến trẻ ảo tưởng là trẻ có uy quyền trước bố mẹ.
2. Bố mẹ không thỏa hiệp, bình tĩnh chờ đợi cho đến khi trẻ nín khóc, điều này sẽ khiến trẻ cảm nhận bố mẹ lơ là cảm xúc của trẻ.
7 câu nói "diệu kì" giúp trẻ tự nín khóc
So với câu nói "Nín khóc ngay", có 7 câu nói "diệu kì" giúp trẻ tự nín khóc mà chẳng cần bố mẹ la rầy. Thời gian đầu, bố mẹ sẽ cảm thấy không quen khi nói với trẻ, nhưng đây được xem là chiến lược hoàn hảo giúp bố mẹ dỗ trẻ nín khóc mà không cần phí sức. Bố mẹ hãy kiên trì thực hiện sẽ thấy rõ sự thay đổi của trẻ.
Nếu bố mẹ nói "Không sao, con chẳng sao mà!", câu nói nghe có vẻ là thiện ý nhưng hiện tại trẻ không cảm thấy thoải mái và trẻ đang rất muốn khóc. Mặc dù bố mẹ muốn an ủi trẻ nhưng nếu đứng ở lập trường của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ không thừa nhận và đang cố gắng tiết chế cảm xúc của trẻ. Câu nói đơn giản "Bố mẹ biết con muốn khóc, con cứ khóc đi nhé", là lựa chọn phù hợp.
Nếu giả sử bố mẹ đang ở quầy thanh toán của siêu thị và không mua kẹo mút cho trẻ, trẻ sẽ khóc nhè, lúc này bố mẹ sẽ lăn tăn có nên mua kẹo cho trẻ hay là mặc kệ để trẻ khóc tiếp.
Thật ra còn có cách khác, bố mẹ có thể nói "Bố mẹ nghĩ con buồn bực vì cây kẹo mút, con nhất định là muốn ăn kẹo nhưng nó không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe của con, bố mẹ mong muốn con được khỏe mạnh". Khi sử dụng cách này nghĩa là bố mẹ đang thấu hiểu quan điểm của trẻ, tỏ ra đồng tình với cảm nhận của trẻ mà chẳng cần phải nhân nhượng trẻ.
Đôi khi trẻ sẽ trải qua hàng loạt những chuyện không như ý và bố mẹ sẽ không thể biết chính xác nguyên nhân nào khiến trẻ khóc nhè. Trong trường hợp này, thái độ tích cực của bố mẹ là ở bên cạnh trẻ, ôm trẻ vào lòng để trẻ biết rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh trẻ.
Đôi khi, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và suy sụp. Giả sử trẻ đang đi bộ trên đoạn đường dài, bố mẹ rất mệt nên không muốn ôm hay bế trẻ, trẻ đương nhiên sẽ khóc nhè. Thời điểm này, bố mẹ có thể nói với trẻ là "Bố mẹ biết con rất mệt, chúng ta đã dành quá nhiều thời gian ở bên ngoài, đến lúc phải về nhà và con sẽ được nghỉ ngơi". Bố mẹ cần cho trẻ biết là, bố mẹ biết trẻ mệt và sẽ làm mọi cách giúp trẻ cảm thấy tốt hơn.
Khi trẻ còn nhỏ, mọi chuyện sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch, điều này khiến trẻ cảm thấy nản lòng và trẻ sẽ bắt đầu khóc. Khi bố mẹ nhìn thấy trẻ đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ rất khó và tiến độ chậm trễ, bố mẹ có thể giúp đỡ trẻ. Khi trẻ có thể hoàn thành thử thách, trẻ sẽ tự nín khóc mà không cần dỗ dành.
Trẻ không thể tự định đoạt nguyên tắc, trẻ không thể kiểm soát được cuộc sống và phải nghe theo sự sai bảo của người lớn, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bất công. Nếu bố mẹ cảm nhận trẻ đang nghĩ như vậy, có thể nói "Bố mẹ biết là không công bằng đối với con" để an ủi trẻ. Giả sử có nước ngọt trên bàn và bố mẹ ra mệnh lệnh cứng nhắc là: "Con còn nhỏ không nên uống nước ngọt, con chỉ được phép uống nước lọc".
Bố mẹ cần mềm mỏng hơn và nói: "Bố mẹ biết là không công bằng đối với con, nhưng con còn nhỏ, nước ngọt sẽ khiến con sâu răng, khi con lớn và răng cứng cáp thì có thể uống một chút nước ngọt". Cách này sẽ chấm dứt tranh cãi của trẻ về sự vô lý mà bố mẹ đang áp đặt đối với trẻ.
Mỗi người đều mong muốn được lắng nghe và trẻ cũng không ngoại lệ. Nếu trẻ khóc vì chuyện đã xảy ra thì bố mẹ hãy động viên trẻ nói ra. Cơn giận dữ của trẻ sẽ dịu lại khi trẻ cảm nhận sự quan tâm và chú ý của bố mẹ, đồng thời quá trình nói ra cảm xúc sẽ giúp trẻ bình tĩnh trở lại.
Sau đó, bố mẹ có thể hỏi trẻ đại loại những câu như "Con mong muốn bố mẹ làm điều gì?", hoặc "Bố mẹ cần giúp con như thế nào?". Những câu hỏi này giúp trẻ suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn, trở về trạng thái tỉnh táo và thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
Theo Helino