Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em trường Gateway cần được nói về sự cố đau thương này một cách thẳng thắn và gửi vào đó thông điệp mang tên hi vọng

Cô Phương Hoài Nga (thạc sĩ tâm lý) gợi ý cho bố mẹ cách nói với con về những bi kịch xảy ra một cách lành mạnh để trẻ không gặp cú sốc về cảm xúc.

Cô Phương Hoài Nga (thạc sĩ tâm lý) gợi ý cho bố mẹ cách nói với con về những bi kịch xảy ra một cách lành mạnh để trẻ không gặp cú sốc về cảm xúc.
 

Sự ra đi thương tâm của học sinh lớp 1 Trường Gateway sau khi bị bỏ quên trên xe bus thực sự vẫn là nỗi ám ảnh lớn với nhiều phụ huynh. Nhưng ở một góc độ khác, đó là góc độ của những đứa trẻ, những học sinh đang tới trường hàng ngày, liệu rằng trẻ có bất an khi được nghe tất cả sự thật, đã được trấn an về việc đảm bảo an toàn hay là người lớn đang né tránh nhắc đến?

Trung tâm sức khỏe tâm thần trường học thuộc Đại học California (Mỹ) cho rằng: "Phản ứng của trẻ em với chấn thương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phản hồi của người lớn đến chấn thương đó".

Còn theo cô Phương Hoài Nga (Trưởng phòng Tâm lý học đường, Trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội): "Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bạn nhỏ ở trường Gateway, cần được nói về sự cố đau thương này một cách thẳng thắn, bình tĩnh và phù hợp lứa tuổi, đồng thời gửi vào đó thông điệp mang tên hi vọng". Và cô Hoài Nga đã có những gợi ý cho bố mẹ cách nói với con về những bi kịch xảy ra một cách lành mạnh để trẻ không gặp cú sốc về cảm xúc.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em trường Gateway cần được nói về sự cố đau thương này một cách thẳng thắn và gửi vào đó thông điệp mang tên hi vọng-1

Giúp con bình ổn về cảm xúc khi có bi kịch xảy ra

Khi xảy ra một biến cố, hệ lụy của nó sẽ là sự mất mát của người trực tiếp liên quan và với cả cộng đồng những người quen biết họ hoặc giống họ. Mặc dù chúng ta chẳng thể kiểm soát được sự thật là biến cố đau đớn đã xảy ra, người lớn vẫn có thể làm rất nhiều để giúp trẻ con trong cộng đồng có sự bình ổn về tinh thần.

Trong những khoảnh khắc của sự mất mát đau thương, trẻ em sẽ an toàn nhất về cảm xúc nếu những người lớn xung quanh bình tĩnh và luôn ý thức về sự an toàn của trẻ. Ảnh hưởng tới trẻ con sẽ trở nên khủng khiếp nếu người lớn lo lắng và như thể đang mất kiểm soát hay chẳng thể làm gì được.

Bố mẹ, thầy cô và người lớn có liên quan cần ý thức được những gì trẻ con đã nghe được cũng như những điều chúng được mọi người nói trực tiếp cho mà nghe. Hãy nhớ là trẻ con nghe được rất nhiều: từ những cuộc nói chuyện giữa người lớn với nhau, qua điện thoại, TV báo đài, thậm chí đọc trên facebook của người lớn.

Cùng với sự quan tâm và giọng nói cũng như biểu đạt phù hợp, người lớn có thể đưa ra những thông tin đúng sự thật với một thông điệp tươi sáng.

Ví dụ như: "Mẹ thấy buồn vì sự việc đã xảy ra, và chúng ta sẽ cần làm mọi việc theo cách mà nơi đâu cũng được an toàn".

Hoặc: "Điều này thực sự quá đau buồn với mọi người. Mặc dù chúng ta đang vô cùng đau buồn và phẫn nộ, rất nhiều người đang tìm cách để giải quyết việc này và khiến cho mọi thứ từ giờ trở đi trở nên an toàn hơn".

Hãy nhớ là nói THẬT. Và nếu trẻ hỏi thêm, và bạn không biết chắc, bạn có thể nói: "Mẹ cũng không rõ nữa".

Tất nhiên, khi đối diện với biến cố, người lớn cũng cần có sự trợ giúp. Khi chúng ta cảm thấy quá tải, hãy nhớ tìm sự trợ giúp từ người lớn khác.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em trường Gateway cần được nói về sự cố đau thương này một cách thẳng thắn và gửi vào đó thông điệp mang tên hi vọng-2

Trong những khoảnh khắc của sự mất mát đau thương, trẻ em sẽ an toàn nhất về cảm xúc nếu những người lớn xung quanh bình tĩnh và luôn ý thức về sự an toàn của trẻ (Ảnh minh họa).

Lưu ý các thông tin con nghe hoặc thấy được từ truyền thông

Các câu chuyện truyền thông rất hữu ích trong việc cho chúng ta biết mọi việc đang diễn tiến đến đâu, và chúng ta có cần, hay có thể làm gì không. Vấn đề là chúng ta không nhất thiết phải để con xem hình ảnh, hoặc các khai thác câu chuyện bi thương theo cách truyền thông có thể đưa tin.

Trừ phi chúng ta đang trong tình huống phải theo dõi tin tức từng giây từng phút. Cho dù vậy, chúng ta vẫn có thể kiểm soát những thông tin các con cần phải nghe, có những thứ thì không. Đó chính là sự khác biệt giữa cập nhật thông tin thường xuyên để có thể hành động kịp thời thay vì có thật nhiều tin tức rồi chính mình cũng thấy căng thẳng hoặc tổn thương.

Nói với con về việc đã xảy ra với sự bình tĩnh và đặc biệt là phù hợp với tuổi của con. Tập trung vào việc trấn an và hi vọng thay vì nhay đi nhay lại các chi tiết của biến cố.

Ví dụ, trẻ con khi nghe tin về việc một người quen đã làm những việc rất tệ, có thể được nói như sau: "Thật là đau buồn, và chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để mọi việc có thể tốt hơn, và điều tồi tệ sẽ không xảy ra ở đây. Bố của bạn A hẳn bị tổn thương trong lòng ghê gớm lắm mới làm những điều tệ đến vậy. Chú ấy đã không biết cách đề nghị sự giúp đỡ với vấn đề của chính mình. Chúng ta sẽ làm những gì có thể để chắc rằng mọi người đều biết đề nghị và nhận sự giúp đỡ khi họ có vấn đề nào đó".

Với những bi kịch hãn hữu xảy ra (trong trường hợp này, có thể nghĩ đến câu chuyện đau buồn của học sinh lớp 1 trường Gateway), chúng ta có thể nói: "Đây là việc hầu như rất ít khi xảy ra. Điều đó thật đáng sợ và đau buồn. Chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để chắc rằng những việc như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa".

Sau đó nói cho trẻ nghe 1 vài việc bạn, gia đình, cộng đồng, trường học đang làm để bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, còn các việc khác chúng ta có thể làm như:

- Giúp trẻ biểu đạt được cảm xúc của chính mình nhưng không làm cho trẻ con cảm thấy lại phải lo cho cảm xúc của người lớn.

- Giúp trẻ có những cách tích cực để cảm thấy mọi thứ nằm trong kiểm soát.

- Dành thêm cho trẻ sự quan tâm, hỗ trợ và trấn an.

- Luôn nhận biết và sẵn sàng với những thay đổi về hành vi, cảm xúc của con.

- Là tấm gương trong việc xử lý xung đột, đau thương, mất mát.

- Cho con thấy cách để vượt qua những tình huống khó khăn.
 

 

Theo Trí Thức Trẻ


Học sinh trường Gateway tử vong

trường Gateway

Học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong

xe đưa đón


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.