Vừa qua, nhiều báo đồng loạt đăng ý kiến một chuyên gia nói rằng tháng 9tới, lãi suất (LS) sẽ bắt đầu giảm. Tuy nhiên, nhiều người trong giới NHkhẳng định LS sẽ không thể hạ ít nhất là đến cuối quý III/2011.

Chưa hiểu ý kiến chuyên gia nói về lãi suất (LS) nào? huy động hay cho vay?VND hay USD? Có thể tạm hiểu ở đây là LS kinh doanh VND (cả huy động và chovay). LS rất ít có khả năng giảm trong năm 2011. Viễn cảnh này sẽ tác độngnặng nề đến DN và nền kinh tế.

Lạm phát dự kiến đã cao hơn trần LS

Dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7.2011đã giảm tốc, nhưng so cuối năm2010 thì CPI đã tăng 14,6% và so cùng kỳ năm 2010 tăng 22,16%. Bản thân cáccơ quan chức năng cũng cho rằng khó giữ được CPI ở mức 17%.

Để chống lạmphát, và để huy động được tối đa nguồn vốn thì LS phải thực dương, nghĩa là:Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát. Cho nên ngay cả khi LSthực = 0% đi nữa, LS danh nghĩa muốn có ý nghĩa kinh tế cũng phải từ 17%/nămtrở lên. Trần LS huy động VND hiện là 14%/năm. Dù ai có giàu trí tưởng tưởngđi nữa cũng không thể mơ LS huy động VND cuối năm 2011 lại giảm thấp hơn mứcnày.

Thực tế trên thị trường tiền tệ hiện nay, sau một thời gian LS huy động VNDcó dấu hiệu giảm (rất nhẹ) thì hơn tuần nay lại có sự cạnh tranh khá gaygắt. Đến ngày 25/7, LS “ngầm” huy động các khoản tiền gửi từ 100 triệu trởlên ở các NHTM cổ phần vẫn là 18%/năm. LS huy động tiền từ 1 tỉ trở lên ở cảmột số NHTM nhà nước và NHTM cổ phần là 18,5% - 20,38%/năm.

LS của các NHTMnhà nước thường thấp hơn của khối cổ phần từ 1% - 1,5%/năm. Về cuối năm,theo quy luật cầu vốn tăng khá mạnh do nhu cầu vốn để hoàn thành kế hoạchsản xuất kinh doanh và chi lương thưởng, nhu cầu  tiền mặt của người dân muasắm hàng hóa... sẽ khiến cho cạnh tranh huy động vốn bằng LS gay gắt hơn.

Đầu vào đã cao, đầu ra phải cao hơn

Lãi suất khó giảm từ tháng 9

Với LS đầu vào như vậy, ngân hàng có rất ít nguồn vốn rẻ để cho vay. LS chovay cuối năm có thể giảm chút ít với một số đối tượng khách hàng chọn lọc,đặc biệt đối với DN XK có nguồn thu ngoại tệ, còn đối với các đối tượngkhách hàng khác và vay tiêu dùng cá nhân thì không thể hạ hơn mức hiện nay.

Một lý do nữa khiến LS khó giảm trong năm nay là tình hình nợ xấu của NH. Tỉtrọng cho vay phi sản xuất (chủ yếu là BĐS và chứng khoán) quá cao của nhiềuNHTM trong bối cảnh thị trường BĐS và TTCK VN từ cuối 2010 đến nay đã khiếnnợ khó đòi, nợ xấu của các NH trong thực tế đang tăng mạnh (dù trên cân đốikế toán vẫn ở mức thấp).

Để có thu nhập, lợi nhuận bù đắp cho khối nợ xấu này, các NH vẫn phải duytrì LS cho vay cao. Một nguyên nhân nữa là nếu NHNN tiếp tục thắt chặt tiềntệ, tiền đồng khan hiếm thì giá vốn trên thị trường liên NH sẽ vẫn cao. Mộtkhi đã có đầu ra là thị trường liên NH thì các NHTM cũng không mặn mà chovay nền kinh tế (nhiều rủi ro hơn). Một biện pháp kỹ thuật để không phải đẩymạnh vốn ra là để mức LS cho vay cao khiến người vay e ngại. 

Kẻ lợi, người thiệt hại

Nếu cho rằng hệ thống NHTM đang chấp hành nghiêm quy định của NHNN về trầnLS huy động VND là 14%năm (chưa có NHTM nào bị NHNN kỷ luật vì vượt trần LShuy động), thì người ta thấy NH đang hưởng lợi quá lớn từ chênh lệch LS. Lãisuất cho vay bình quân của NHTM đang dao động từ bình quân từ 20% -22%/năm.Nghĩa là chênh lệch đầu vào đầu ra của NHTM đang ở mức từ 6% - 8%/năm. Đâylà một mức chênh lệch quá lớn, vì trước năm 2007, mức chênh lệch này khoảngtừ 2% - 3%.

Năm 2008 khi xảy ra lạm phát cao, nhiều vị lãnh đạo NHTM cũng cho rằng mứcchênh lệch đầu vào đầu ra của NHTM từ 3,5%/năm thì NHTM đã có lời. Vậy mứcchênh lệch LS khủng (6% - 8%/năm) hiện nay có thật hay không? Có thể khôngđến mức như vậy, vì LS huy động cao nhất thực tế của các NHTM đã từ 18% trởlên, nhưng chắc chắn vẫn là một con số lớn.

Diễn biến LS của thị trường tiền tệ VN đang có lợi cho các cá nhân và tổchức có khoản tiền gửi lớn (được hưởng LS cao), lợi cho NHTM khi LS huy độngđược áp trần còn LS cho vay thì tự định đoạt. NHTM đang hoạt động rất lời,trong báo cáo tài chính những năm lạm phát (2008 - 2010 và 6 tháng đầu 2011)hầu hết các NHTM đều có con số tăng lợi nhuận rất ấn tượng (như báo chí đưatin).

Thiệt hại ở đây là rất nhiều người có số tiền nhỏ gửi NH (chỉ hưởng LSkhoảng 14%/năm trở xuống), đại đa số DN, nhất là DNVVN và các hộ sản xuấtnông nghiệp vay vốn đang phải vay với mức LS cao không chịu nổi.

Bình luận về vấn đề này, trong bản tin cuối ngày 26.7, CTCP CK Sài Gòn - HàNội (SHS) nhận định:

“Như vậy, mặc dù các chính sách tiền tệ tiếp tục bịthắt chặt hơn từ đầu quý II, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, nhiều NH vẫnhoàn thành tốt kế hoạch đề ra, thậm chí vẫn duy trì mức tăng trưởng đángkinh ngạc so với cùng kỳ” và “Những khó khăn vĩ mô và chính sách dường nhưchỉ tác động lên các DN đi vay vốn để kinh doanh sản xuất, chứ không tácđộng đến các ngân hàng cho vay. Tăng trưởng cả nước bị chậm lại đáng kể sovới năm ngoái, thể hiện rõ gánh nặng mà các DN sản xuất đang phải chịu”.

Theo Bắc Nam
Lao Động