3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: “bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!

Trong 3 giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm, mối quan hệ cha mẹ - con cái có thể bị tác động tích cực hay tiêu cực, tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào cách cư xử của phụ huynh với trẻ.

Dưới góc độ phát triển tâm lý cá nhân, trẻ sẽ trải qua 3 giai đoạn đặc biệt từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Trong đó chúng sẽ có những hành vi rất nổi loạn và cha mẹ cần đối xử với chúng khác nhau tùy theo đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Chỉ bằng cách tôn trọng các đặc điểm phát triển thể chất, tinh thần của trẻ và hướng dẫn hành vi đúng đắn, họ mới có thể thúc đẩy tốt hơn sự phát triển lành mạnh cho con em mình.

Hơn thế, trong 3 giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm, mối quan hệ cha mẹ - con cái có thể bị tác động tích cực hay tiêu cực, tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào cách cư xử của phụ huynh với trẻ.

3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!-1

1. Giai đoạn 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, sự tự nhận thức nảy mầm

Thời kỳ nổi loạn đầu tiên của trẻ xảy ra khi ý thức về bản thân đang nảy mầm, thường vào khoảng 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, tuy nhiên trẻ ngày nay càng ngày càng thông minh và giai đoạn này có thể đến sớm hơn. Một mặt, trẻ phát triển sớm hơn, học cách suy nghĩ và từ chối sớm hơn. Mặt khác, cha mẹ cẩn thận hơn trong việc nuôi dạy con cái, họ đã đưa ra những hướng dẫn từ chối sớm hơn và nhiều hơn. Những điều trẻ nói "không" đầu tiên được học từ cha mẹ của chúng.

Trong giai đoạn này, trẻ thường dùng hành động “đánh” để thể hiện sự không đồng ý hay phản đối. Bằng ngôn ngữ, trẻ bắt đầu nói "không", mọi thứ đều là "không", và dù có làm hay không thì cũng là "không". Đây là sự tách rời sớm nhất của con cái khỏi cha mẹ trong ý thức. Khi đó, trẻ bắt đầu hình thành suy nghĩ và thái độ của riêng mình, cảm nhận được niềm vui khi được tách biệt khỏi những người khác, và từ đó hình thành những phẩm chất cá nhân của bản thân chúng.

3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!-2

2. Thời kỳ 7-9 tuổi, giai đoạn gần trưởng thành

Trẻ ở giai đoạn này khác với trẻ sơ sinh và trẻ mầm non, trẻ nghĩ rằng mình đã là “người lớn rồi và không còn là trẻ con nữa”. Trẻ không muốn để bố mẹ “nắm tay” tất cả mọi việc và cũng không thích bị gọi là “bé”, “baby” hay biệt danh nào đó nữa. Thay vào đó, nhiều trẻ yêu cầu bố mẹ phải gọi mình bằng tên đầy đủ, mọi thứ đều thích đối đầu với bố mẹ. Đôi khi bố mẹ nói 1 đằng thì bé lại cố tình làm 1 nẻo, họ rất phụ thuộc vào người lớn nhưng lại vô lý, hay khóc lóc, cáu giận và hơn nữa.

Tính khí thay đổi đột ngột và nổi loạn mạnh mẽ là những hiện tượng thường gặp ở trẻ giai đoạn này. Trẻ đã học được rất nhiều điều sau khi đi học ở trường, háo hức chứng tỏ mình đã trưởng thành nên sẽ bắt đầu đòi hỏi sự độc lập và muốn vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bố mẹ.

3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!-3

Đây cũng là thời điểm cha mẹ cần thay đổi cách nuôi dạy con và phương thức tương tác, giải quyết sự đối đầu của con cái. Đừng áp đặt mà bạn hãy thảo luận với trẻ nhiều hơn về những vấn đề liên quan đến trẻ. Bạn cũng có thể cố gắng dần dần trả lại quyền tự chủ cho trẻ, đồng thời giúp đỡ và hướng dẫn trẻ đi đúng hướng khi trẻ gặp phải thất bại và bối rối. Ví dụ, bố mẹ thích con học đàn nhưng bé không thích, hãy thảo luận với trẻ: con có sở thích khác không, có muốn học gì?… Rõ ràng việc trau dồi điểm mạnh theo hướng sở thích của trẻ, trẻ sẽ vui và mẹ cũng thoải mái, từ đó động cơ học tập được nâng cao để nhận được hiệu quả học tập tốt hơn.

Thực tế, hầu hết những đứa trẻ “không vâng lời” cha mẹ sẽ có vướng mắc trong học tập. Một mặt, mối quan hệ cha mẹ - con cái không hài hòa khiến trẻ thiếu sự hướng dẫn hiệu quả, mất động lực học tập, mặt khác lại tốn sức lực để đối đầu với cha mẹ, tình trạng học hành sẽ bị ảnh hưởng. 

3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!-4

3. Giai đoạn 12-15 tuổi, tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên đã trưởng thành về thể chất và cảm thấy mình đã “mạnh mẽ”, nhưng sự phát triển tinh thần của chúng chưa “đủ chín” và thường gặp phải nhiều nỗi thất vọng khác nhau. Bằng cách này, trẻ bắt đầu tự vướng vào sự mâu thuẫn về thể chất và tâm lý với một loạt trải nghiệm cảm xúc đa dạng hơn. Hầu hết trẻ vị thành niên đều rơi vào trạng thái “khó chịu”. Đối với trẻ em gái, họ trở nên hướng nội và trải qua những cảm xúc như nghi ngờ bản thân, cảm giác tội lỗi hoặc trầm cảm; đối với trẻ em trai, họ dễ cáu kỉnh và tức giận hơn. 

Vai trò và bản sắc của trẻ cũng sẽ có một số thay đổi, rõ ràng nhất là chúng bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bạn. Kết quả là hầu hết trẻ vị thành niên đều chăm chút vẻ bề ngoài hơn và lòng tự trọng mạnh mẽ; chúng coi trọng các mối quan hệ bạn bè và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè đồng trang lứa. Chúng có thể làm những việc không theo ý muốn của chúng nhưng bạn bè đồng ý, chẳng hạn như hút thuốc và uống rượu. Những hành vi không được cha mẹ chấp thuận, nhưng đối với chúng, đó có thể là biểu tượng của người lớn, thể hiện rằng chúng đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ. 

3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!-5

Điều này cũng có nghĩa là trẻ ở tuổi vị thành niên sẽ phải đối mặt với một số nguy hiểm, và một số cha mẹ sẽ lo lắng thái quá về những nguy hiểm mà con họ có thể gặp phải. Từ đó họ kiểm soát con nhiều hơn, kỹ hơn, thậm chí áp đặt hơn khiến chúng càng bức bối và dễ nổi loạn, chống đối hơn. Vì vậy, mong trẻ có thể vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, trước tiên chúng ta phải học cách tin tưởng trẻ, đồng hành và hướng dẫn trẻ đúng cách để chúng nghe lời mà không bị tổn thương hay tự ái.

Ngoài ra, chính bố mẹ phải là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cho trẻ. Hãy duy trì mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái bằng cách đối xử với trẻ như một cá thể độc lập, đối xử bình đẳng, hỗ trợ mong muốn tự lập của trẻ, khuyến khích và an ủi khi trẻ thất bại, và đưa ra lời khẳng định kịp thời khi trẻ thành công.

Điều quan trọng khác đối với trẻ ở giai đoạn này là cha mẹ cần cung cấp cho trẻ một bầu không khí xã hội lành mạnh. Hãy tạo điều kiện để trẻ tham gia một số hoạt động tập thể cùng người thân, bạn bè. Đừng để trẻ khép mình, hoặc thường xuyên ở nhà và chơi điện tử. Trẻ em có cuộc sống xã hội riêng, có bạn bè của chúng, hoặc có những người lớn tuổi đáng kính của riêng chúng… Tất cả đều góp phần vào sức khoẻ tinh thần của trẻ và nếu bố mẹ nắm bắt được, một số việc dù trẻ không nói với bố mẹ nhưng họ vẫn có kênh khác để hiểu con, nói với con điều họ muốn.

3 giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời trẻ: bãi mìn” đe dọa hay cơ hội cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái chính là đây!-6

 

Một số lời nhắc mang tính nguyên tắc mà nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua:

1. Phương pháp giáo dục không đúng dễ dẫn đến trẻ nổi loạn

Trẻ em là những cá thể đang phát triển, không ngừng thay đổi mỗi ngày. Phương pháp giáo dục của cha mẹ cũng cần được điều chỉnh kịp thời. Họ không được ép con làm theo ý mình vì ý tưởng của con trái ngược với ý của chúng. Điều này thực sự bỏ qua nhu cầu thực sự của trẻ và không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

2. Giáo dục trẻ không nên gây áp lực quá mạnh

Đừng mỉa mai con cái, hãy học cách trân trọng con cái, khẳng định và khuyến khích sự tiến bộ, chăm chỉ của con cái. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo dục trẻ bằng những lời thì thầm có thể đạt được kết quả tốt hơn.

3. Trẻ ở những thời kỳ nổi loại khác nhau, cha mẹ cần những cách đối xử khác nhau

Trẻ em ở các thời kỳ khác nhau có những vấn đề khác nhau. Cha mẹ phải hiểu rõ về việc trẻ không nghe lời và nổi loạn để có biện pháp đúng đắn. Đối với trẻ nhỏ, nó có thể được hướng dẫn bằng cách chuyển hướng chú ý và đưa ra lựa chọn; đối với trẻ lớn hơn, nó có thể được hướng dẫn bằng lý lẽ, hướng dẫn tích cực và khẳng định...

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.