- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 lời khuyên cho việc học của con
Cha mẹ luôn đầu tư cho con trong việc học hành với mong muốn tạo nền tảng tốt cho tương lai của con sau này. Chỉ có điều cùng một "hạn mức đầu tư" nhưng có trẻ học giỏi, có trẻ lại học dở.
Thực tế, không có đứa trẻ nào giống nhau, vì mỗi đứa trẻ là một bản thể riêng biệt. Nên cách mà trẻ học cũng cần được thiết kế riêng chứ không thể rập khuôn, lập trình giống những đứa trẻ khác. Và tôi gọi nó là: "Học hành made in… con".
Học hành "made in… con" là gì?
Là chương trình học, phương pháp học phải được "đo ni đóng giày" cho phù hợp với con bạn. Cùng một giáo trình, mỗi giáo viên lại có phương pháp dạy khác nhau nên dù cùng một chương trình học, mỗi đứa trẻ cần có một phương pháp học khác nhau.
Là một giáo viên giỏi, phải hiểu con bạn thì mới có cách truyền thụ kiến thức để con tiếp thu được tốt nhất. Nên rất cần một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm...
Là mỗi đứa trẻ lại cần những thiết kế được tùy biến thì mới hấp dẫn được chúng, kích thích và giúp trẻ phát huy được khả năng của trẻ.
Là không bao giờ có một chương trình chung nào xuất sắc đến độ cho một đứa trẻ bất kỳ nào vào "chạy chương trình" là đều thành công cả. Tất cả đều phải được tuỳ biến, phù hợp với trẻ.
"Đo ni đóng giày" cho việc học của con
Dưới đây là 5 lời khuyên mà cha mẹ có thể tham khảo để con không phải "gọt chân cho vừa giày":
- Tin vào con mình như tin vào chính mình.
- Một cơ sở giáo dục, một người thầy chất lượng không hẳn chỉ đo lường ở thành tích của họ với những đứa trẻ mà họ đã dạy trước đó mà là với con bạn, họ hiểu con bạn đến đâu. "Hiểu" ở đây là bằng kinh nghiệm chứ không phải bằng thành tích.
Thành tích là thứ đến sau, điểm cộng chứ không phải thứ quyết định cho việc bạn cho con học tại đó.
- Cha mẹ hãy chọn chương trình học thiết kế phù hợp với khả năng của con bạn. Sự hỗ trợ từ công nghệ sẽ giúp đánh giá - tuỳ chỉnh trong suốt quá trình học của con.
- Sự đồng hành: Người dạy đồng hành cùng con bạn hay họ chỉ đồng hành với thành tích của con bạn? Họ đánh giá qua nỗ lực của con bạn hay chỉ theo thành tích, kết quả của con bạn?
- Phương pháp đo lường của họ là gì? Phương pháp đo lường của họ cần chi tiết như: Thời gian con nói trên lớp, số lần phát biểu, hành vi học tập chủ động tại nhà của con, mức độ chuyên cần và cuối cùng mới là điểm số…
Mỗi đứa trẻ là duy nhất, với điểm mạnh, điểm yếu, cá tính, sở thích và tiềm năng riêng biệt. Không có 2 đứa trẻ giống nhau hoàn toàn thì tại sao lại áp dụng một phương pháp học tập cho mọi đứa trẻ?
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ58 phút trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ7 giờ trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ1 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ2 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ2 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ4 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ5 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ6 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?