7 điều cha mẹ cần làm ngay nếu thấy con nhút nhát, rụt rè khi ra ngoài

Những đứa trẻ nhút nhát, e dè khiến các em gặp nhiều khó khăn khi ra ngoài xã hội.

Catherine Peason, tác giả chuyên viết về phụ nữ và gia đình, có hai con trai tính cách trái ngược nhau. Trong khi con trai lớn 6 tuổi là cậu bé năng động, dễ kết bạn thì bé 3 tuổi nhút nhát, ngại ngùng hơn.

"Tôi nhận ra rằng mọi người thường muốn đứa con trai 3 tuổi của tôi thay đổi, muốn bé phá vỡ cái 'vỏ', xông xáo với những tình huống mới và hòa đồng dễ dàng như anh nó. Tôi vừa không thích điều đó vừa muốn chuẩn bị để con tự tin bước ra thế giới", cô nói.

Còn Armanda Freeman, một bà mẹ Mỹ có cô con gái 6 tuổi từng bị mắc chứng rối loạn lo âu xã hội.

"Sau khi được gửi ở hai nhà trẻ khác nhau, bắt đầu đi mẫu giáo, con gái Maia của tôi bỗng nhiên mắc chứng lo âu xã hội nghiêm trọng. Là một người mẹ, thỉnh thoảng tôi chế giễu bé bằng cách đẩy bé ra không cho bé trốn sau lưng mình. Con bé thường xuyên bám vào chân tôi mỗi khi gặp một người lớn mà bé không quen biết", Armanda cho hay.

Trẻ nhút nhát thường tự ti, thiếu chủ động, không dám mạo hiểm và dễ bỏ qua nhiều cơ hội trong học tập và cuộc sống. Bởi vậy, để khuyến khích khi con quá ngại ngùng, nhút nhát, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau:

7 điều cha mẹ cần làm ngay nếu thấy con nhút nhát, rụt rè khi ra ngoài-1
Với trẻ nhỏ, việc cảm thấy ngại ngùng ở môi trường mới (như trường học) là quy trình phát triển bình thường. Ảnh minh họa

1. Đừng xem nhút nhát là điểm yếu

"(Con bạn) hoàn toàn có thể là đứa trẻ nhút nhát, ngại ngùng chỉ chơi với một hai người bạn thực sự thân, những người ủng hộ và nói chuyện với chúng. Điều đó rất tuyệt vời và không có gì phải lo", Koraly Pérez-Edgar, phó giám đốc Viện nghiên cứu khoa học xã hội tại Đại học Penn nói.

Với trẻ nhỏ, việc cảm thấy ngại ngùng ở môi trường mới (như trường học) là quy trình phát triển bình thường. Phần lớn trẻ em đều như vậy. "Đó là cách thể hiện chúng ta đang bước vào không gian mới và đón nhận dần mọi thứ", chuyên gia nói.

Thực tế, nhút nhát, ngại ngùng còn có lợi, khi có thể giúp mọi người nghĩ kỹ hơn trước khi hành động, khiến người ta trở nên bình bĩnh và đáng tin cậy hơn. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng mọi người không nên xem ngại ngùng là cách tốt hơn hay xấu hơn để tương tác xã hội, mà chỉ là một cách khác.

2. Khuyến khích trẻ giao tiếp

Bạn có thể yêu cầu con tương tác và nói chuyện cởi mở với những đứa trẻ ở độ tuổi của mình. Tổ chức một buổi vui chơi vào cuối tuần và mời hàng xóm, trẻ em đi học hoặc anh, chị, em họ cùng tuổi để trẻ có thể kiểm soát được hành vi của mình.

Khuyến khích con cởi mở và thoải mái thể hiện cảm xúc là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy sự tương tác cho trẻ.

3. Thiết lập môi trường an toàn cho trẻ khám phá

Nhiều đứa trẻ có bản tính thích phiêu lưu nhưng cha mẹ luôn ngăn cản con khám phá vì sợ con bị tổn thương. Cha mẹ có thể đặt tất cả những vật dụng nguy hiểm ở nhà như kéo, dao làm bếp, ổ cắm điện,… ngoài tầm với để tạo khu vực an toàn cho con. Sự tự do khám phá và tâm trạng thoải mái đương nhiên sẽ khiến con trở nên sôi nổi và năng động, lạc quan.

7 điều cha mẹ cần làm ngay nếu thấy con nhút nhát, rụt rè khi ra ngoài-2
Nhiều đứa trẻ có bản tính thích phiêu lưu nhưng cha mẹ luôn ngăn cản con khám phá vì sợ con bị tổn thương. Ảnh minh họa

4. Tránh "dán nhãn" con

Tưởng tượng bạn có một em bé tuổi mẫu giáo và hàng ngày gặp rất nhiều người lớn đến chào và nói lời âu yếm với em. Khi đứa trẻ trốn đằng sau bố mẹ, những người lớn sẽ nói: "Ồ bé đang ngại kìa", và ngay cả bố mẹ cũng nghĩ thầm như vậy, khi không muốn cho rằng con mình đang mất lịch sự.

Nhưng đó là điều họ không nên làm, theo các chuyên gia. "Đừng dán nhãn con bạn là nhút nhát", theo y tá nhi khoa Kasey Rangan. "Hãy giải thích với mọi người là con bạn chỉ đang cần thêm thời gian để thân thiết với người khác, hãy cố gắng hết sức đừng dán nhãn hành vi đó".

Việc chỉ ra cảm xúc phức tạp của con bạn cũng có thể là dịp nhắc nhở những người khác không "dán nhãn" chúng, dù họ cũng không có ý xấu.

5. Thể hiện sự đồng cảm

Theo Huffington Post, cha mẹ đừng phán xét và thể hiện sự không hài lòng với sự nhút nhát của trẻ. Hành động này có thể vô tình khiến trẻ cảm thấy mình không tốt, xấu hổ và thất vọng về bản thân.

7 điều cha mẹ cần làm ngay nếu thấy con nhút nhát, rụt rè khi ra ngoài-3
Cha mẹ đừng phán xét và thể hiện sự không hài lòng với sự nhút nhát của trẻ. Ảnh minh họa

6. Cho con chơi với bạn cùng lứa

Chúng ta có thể mời một vài trẻ đến nhà chơi, hoặc đưa con đến nhà bạn bè thân thiết. Trẻ cùng tuổi có thể chơi với nhau nhiều hơn, có nhiều ngôn ngữ chung hơn. Trong môi trường này trẻ sẽ trở nên vui vẻ, dạn dĩ, tự mình nâng cao các kỹ năng của bản thân.

7. Hỏi trẻ cảm thấy thế nào

Mặc dù bạn không muốn gán cho con mình là người nhút nhát, nhưng điều quan trọng là hãy cho chúng cơ hội để nói về những gì chúng đang cảm thấy khi bước ra thế giới và khám phá các tình huống mới.

Bạn có thể trò chuyện đơn giản và cởi mở, đại loại như, "hôm nay con đang nghĩ gì? Con có thích đến lớp học bơi không?" Điều đó sẽ giúp bạn biết được liệu sự nhút nhát của con có gây khó chịu gì không mà không cần phải "dán nhãn" bất cứ điều gì.

"Việc đó giúp con bạn nói cho bạn biết giới hạn của chúng ở đâu và bạn cần tôn trọng điều đó. Điều đó trở nên đặc biệt quan trọng khi đứa trẻ nhút nhát của bạn lớn lên và bạn muốn tiếp tục hỗ trợ chúng, khuyến khích chúng trò chuyện với bạn về sự lo lắng hoặc khó khăn trong việc tìm cách hòa nhập", Pérez-Edgar cho biết.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/7-dieu-cha-me-can-lam-ngay-neu-thay-con-nhut-nhat-rut-re-khi-ra-ngoai-172240617155258582.htm

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.