Ăn dặm truyền thống và những lưu ý mẹ cần biết khi thiết kế bữa ăn cho con theo kiểu này

Tintuconline mời bạn đọc cùng tìm hiểu sâu hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống để phụ huynh cân nhắc trước khi quyết định có lựa chọn nó cho bé yêu của mình hay không.

Cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa toàn cầu, các phương pháp nuôi dạy con hiện nay có nhiều kiểu khác nhau và việc cho trẻ nhỏ ăn dặm cũng vậy. Trong đó có thể nhắc đến 4 phương pháp ăn dặm chính là: ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW (ăn dặm bé chỉ huy), ăn dặm truyền thống và ăn dặm 3in1.

Ăn dặm truyền thống và những lưu ý mẹ cần biết khi thiết kế bữa ăn cho con theo kiểu này-1

Tuy nhiên khi con yêu đến tuổi ăn dặm, nhiều cha mẹ có thói quen tự lên mạng tìm hiểu hoặc học hỏi từ những người xung quanh để lên thực đơn cho con mà chưa xác định được đó là kiểu ăn dặm gì, những ưu nhược điểm ra sao để có phương pháp chế biến hợp lý nhất. Cũng có mẹ tự ý kết hợp hoặc đang thay đổi lộn xộn giữa các kiểu ăn dặm mà không biết dẫn đến một số bất cập ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Trong bài viết này, Tintuconline mời bạn đọc cùng tìm hiểu sâu hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống để phụ huynh cân nhắc trước khi quyết định có lựa chọn nó cho bé yêu của mình hay không.

Ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm phổ biến và lâu đời ở Việt Nam. Ở phương pháp này, cách chế biến các món ăn dặm thường là xay nhuyễn các loại thức ăn như: rau, củ, thịt, cá,… để tạo các món cháo, bột khác nhau cho bé. 

Ăn dặm truyền thống và những lưu ý mẹ cần biết khi thiết kế bữa ăn cho con theo kiểu này-2

Thời gian trẻ ăn dặm sẽ kéo dài từ 6 tháng cho tới 2 tuổi, bé sẽ được tập ăn dặm từ bột cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm cùng người lớn. Mẹ sẽ phải rất khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để nấu các món ăn dặm hấp dẫn bé từ màu sắc cho tới mùi vị. Việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng để mùi vị của đồ ăn được hấp dẫn và đảm bảo dinh dưỡng.

Về ưu điểm, phương pháp ăn dặm truyền thống sẽ đảm bảo cho bé những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Khi tuân thủ phương pháp ăn dặm theo các giai đoạn sẽ tạo thói quen tốt về ăn uống cho bé, tránh trường hợp bé biếng ăn và dạ dày phải làm việc quá sức từ sớm. Bên cạnh đó, việc chế biến của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian, cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi.

Tuy nhiên khi cho trẻ ăn kiểu này, bé thường được ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên bé bị hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc cùng mọi người trơng suốt bữa ăn. Hơn hết do thói quen bế rong chơi ăn, thời gian ăn kéo dài từ đó hình thành cho trẻ thói quen xấu. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm rồi chế biến khiến bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn khác nhau, dẫn tới việc chóng ngán hoặc không thèm ăn, không muốn ăn.

Ăn dặm truyền thống và những lưu ý mẹ cần biết khi thiết kế bữa ăn cho con theo kiểu này-3

Nhược điểm khác nữa là bé thườngg biết ăn thô muộn, nhất là khi mẹ không để ý tới việc tăng dần độ thô theo tháng tuổi trong thức ăn của bé. Bé không có thói quen tập trung ăn uống do thường bữa ăn được kéo dài, ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi. Thậm chí nhiều bé còn xảy ra tình trạng ăn ngậm hoặc nuốt chửng, không nhai cũng tức là kỹ năng ăn uống kém…

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm truyền thống 

Trẻ nhỏ còn non nớt và nhạy cảm nên rất cần được nâng niu về mọi thứ, bao gồm cả các bữa ăn dặm của trẻ. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ ngày trong khi lúc này trẻ cần 700 kcal/ ngày, vì vậy đó là thời điểm cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Và nếu chọn phương pháp ăn dặm truyền thống cho con, mẹ cần phải biết những lưu ý dưới đây nhằm giúp trẻ ăn uống lành mạnh, khỏe khoắn và phát triển toàn diện.

- Ăn từ ít đến nhiều
 
Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.

- Ăn từ loãng đến đặc
 
Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn thì mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.

Ăn dặm truyền thống và những lưu ý mẹ cần biết khi thiết kế bữa ăn cho con theo kiểu này-4
 
- Ăn từ ngọt đến mặn
 
Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé. Cho con làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày, sau đó mới đổi sang loại tiếp theo. Mẹ không nên thay đổi thực đơn liên tục khi trẻ còn nhỏ làm tăng áp lực cho dạ dày, bé khó thích nghi dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc một số vấn đề khác.

- Cân đối và đa dạng các nhóm thực phẩm

Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây. Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.

 - Dầu ăn đặc biệt quan trọng với trẻ
 
 Vì dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi trong thức ăn dặm hàng ngày của trẻ.

- Không nêm gia vị của người lớn vào đồ ăn dặm của bé
 
Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên cho muối vào thức ăn của con vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.

Ăn dặm truyền thống và những lưu ý mẹ cần biết khi thiết kế bữa ăn cho con theo kiểu này-5

- Chỉ tập ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng

Theo các chuyên gia, nếu ăn dặm quá sớm đường tiêu hoá của trẻ sẽ rất khó làm việc, không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tốt, thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu để trẻ ăn dặm quá muộn sẽ không thể có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, từ đó làm trẻ chậm lớn và suy dinh dưỡng.

Vì vậy, lời khuyên là mẹ nên tập cho bé ăn dặm truyền thống từ 6 tháng tuổi trở lên và khi ăn dặm, mẹ phải chú ý tránh cho bé dùng những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng, như mật ong, đậu phộng,...

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi con

Ăn Dặm


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.