Bé sơ sinh 7 ngày tuổi bị sặc sữa tím tái toàn thân, không còn nhịp tim và hơi thở

Trẻ bị sặc sữa là một trong những tai nạn rất phổ biến, vì vậy người mẹ cần phải chú ý đến vấn đề này khi cho con bú.

Ngày 18/7 vừa qua, Bệnh viện Taikang Tongji ở Vũ Hán, Trung Quốc tiếp nhận một ca tai nạn phổ biến khi trẻ sơ sinh bú mẹ. Theo đó, có 2 vợ chồng vội vàng bế một đứa trẻ vào khoa cấp cứu. Khi y tá tiếp nhận đứa trẻ thì nhận thấy bé đã không còn nhịp tim, không thở, toàn thân tím tái nên ngay lập tức sơ cứu và hồi sức tim phổi.

Trong quá trình cấp cứu, bác sĩ trò chuyện với 2 vợ chồng thì biết đứa trẻ mới sinh được 1 tuần, vừa bị sặc sữa khi bú mẹ. Sau khi phát hiện ra, người mẹ liền vội vàng bé con đến bệnh viện.

Bé sơ sinh 7 ngày tuổi bị sặc sữa tím tái toàn thân, không còn nhịp tim và hơi thở-1

Em bé 7 ngày tuổi bị sặc sữa nặng.

Bé sơ sinh 7 ngày tuổi bị sặc sữa tím tái toàn thân, không còn nhịp tim và hơi thở-2

May mắn em bé đã vượt qua cơn nguy kịch.

Nhận thấy đây là ca cấp cứu khẩn cấp, các y bác sĩ đã hợp sức lại, sau vài phút ban đầu em bé đã hồi phục lại nhịp tim nhưng vẫn chưa tự thở được. Sau hơn 1 giờ cố gắng hết sức, em bé dần dần tự thở được, người nhà nghe tin liền thở phào nhẹ nhõm, 2 vợ chồng khóc rối rít cảm ơn bác sĩ.

Hiện tại, em bé đã được chuyển đến Bệnh viện Đồng Tế trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung để tiếp tục điều trị.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị sặc sữa?

Trong số các tai nạn phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh, sặc sữa luôn nằm trong top đầu, vấn đề này không còn quá xa lạ với các bà mẹ. Trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi, hệ thần kinh vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt khả năng nuốt chưa quen, trong trường hợp người mẹ quá nhiều sữa, chảy ra liên tục, trẻ chưa kịp nuốt rất dễ bị sặc.

Bé sơ sinh 7 ngày tuổi bị sặc sữa tím tái toàn thân, không còn nhịp tim và hơi thở-3

Sặc sữa là một tai nạn phổ biến ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp bình thường, nếu trẻ bị sặc sữa nhẹ có thể ho ra kịp thời, nhưng nếu bị sặc sữa nặng, hoặc trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh, nó sẽ dễ dàng gây tắc nghẽn khí quản, gây khó thở và ngạt thở. Dù là bú sữa mẹ hay sữa công thức, người mẹ cũng cần phải chú ý đến vấn đề này khi cho con bú.

Làm sao để trẻ sơ sinh không bị sặc sữa?

- Chọn thời điểm cho con bú thích hợp

Nếu không nói tới các vấn đề bệnh tật bẩm sinh, để tránh trường hợp trẻ bị sặc sữa, người mẹ cần phải chọn thời điểm cho con bú thích hợp. Người mẹ không nên để trẻ quá đói mới cho bú, bởi lúc này trẻ có thể ngấu nghiến, nuốt không kịp lượng sữa chảy ra nên rất dễ bị sặc.

Khi trẻ đã bú no, mẹ cũng không nên để trẻ ngậm ti mẹ hoặc ti giả đi ngủ, nó dễ gây sặc sữa và nôn trớ. Ngoài ra, khi trẻ đang vui hoặc đang khóc, người mẹ không nên cho con bú ngay mà đợi bé bình tĩnh lại một chút rồi mới cho bú.

Bé sơ sinh 7 ngày tuổi bị sặc sữa tím tái toàn thân, không còn nhịp tim và hơi thở-4

Trẻ bị sặc sữa có thể do tư thế bú bị sai.

- Chọn tư thế cho con bú thoải mái

Trong một số trường hợp, trẻ bị sặc sữa cũng liên quan đến tư thế người mẹ cho con bú. Nếu để trẻ nằm ngửa khi bú sẽ dễ khiến cho không khí vào miệng nhiều hơn, gây sặc. Trẻ nên được đặt nằm nghiêng góc 30 – 45 độ khi bú là thích hợp nhất.

- Chú ý quan sát khi trẻ bú

Khi trẻ dùng sữa công thức, người mẹ cần chọn núm bình phù hợp theo từng độ tuổi. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, khi người mẹ cảm thấy sữa chảy ra nhanh, có thể dùng tay giữ đầu ti để sữa chảy ra từ từ. Trường hợp trẻ bị nôn trớ ra mũi và miệng, hãy ngừng cho trẻ bú ngay lập tức.

- Chú ý tới vấn đề ợ hơi và nấc cụt sau khi trẻ bú no

Khi bú sữa, trẻ có thể nuốt cả không khí vào, gây ra tình trạng nấc cụt sau khi bú no. Lúc này, người mẹ cần bế trẻ thẳng đứng, đặt đầu trẻ tựa lên vai rồi vỗ nhẹ vào lưng trẻ cho đến khi bé ợ hơi được thì sẽ hết nấc cụt. Động tác vỗ ợ hơi cần người mẹ thực hiện nhẹ nhàng, từ từ, đúng cách.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/be-so-sinh-7-ngay-tuoi-bi-sac-sua-tim-tai-toan-than-khong-con-nhip-tim-va-hoi-tho-162212107010059215.htm

trẻ mới sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.