Bị mẹ mắng, cậu bé 14 tuổi nhảy lầu rơi xuống đất tử vong: 4 điều làm tổn thương tinh thần cần tránh

Sức khỏe tinh thần của trẻ cũng cần được chăm sóc chu đáo như sức khỏe thể chất. Nếu cha mẹ áp dụng sai phương pháp có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Trẻ có thể hành động bột phát khó lường

Mới đây, một cậu bé 14 tuổi đang chơi bài với hai bạn khác trong lớp học tại lớp 9, Trường trung học cơ sở 1 ở quận Giang Hạ, Vũ Hán (TQ) thì bị giáo viên bắt quả tang. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm đã mời phụ huynh của cả ba học sinh này đến trường để thảo luận về phương pháp giáo dục.

Người mẹ của cậu bé đến trường, nói chuyện với con trai mình ở tầng 5 của lớp học, vì quá bực tức nên đã tát cậu bé hai cái. Sau khi người mẹ rời đi, cậu bé đứng lặng người trong hai phút rồi quay lại trèo lên lan can nhảy xuống lầu, những bạn học đi ngang qua cũng đã cố gắng can ngăn nhưng không thành công.

Vào lúc 9 giờ tối hôm đó, học sinh này được cho là đã tử vong do vết thương quá nặng.

Một thảm kịch như vậy xảy ra chỉ trong vài phút, và đó là một đòn giáng xuống nặng nề với gia đình đứa trẻ và đặc biệt sốc đối với các bậc cha mẹ.

Trên thực tế, khi trẻ gặp vấn đề, cha mẹ cần bình tĩnh, chỉ trích phiến diện sẽ không giải quyết được vấn đề, ngược lại sẽ dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn và gây ra hậu quả không thể cứu vãn được.

Bị mẹ mắng, cậu bé 14 tuổi nhảy lầu rơi xuống đất tử vong: 4 điều làm tổn thương tinh thần cần tránh-1


Vậy làm thế nào để cha mẹ "không dạy con trước mặt người khác", không làm tổn thương tinh thần trẻ?

Theo bác sĩ Mã Thôi, Chuyên khoa tinh thần, Não khoa, Bệnh viên Đại học Y khoa Quảng Châu (TQ), sau đây là 4 điều cha mẹ nên tránh để không làm tổn thương sức khỏe tinh thần của trẻ.

1. Không bình luận về chuyện đúng sai của trẻ nơi công cộng

Ở nơi công cộng, cha mẹ cần lưu ý không bình luận sự việc trẻ làm là đúng hay sai, đặc biệt không nên cổ súy cho một số lỗi riêng tư của trẻ, nếu không trẻ sẽ không có chỗ để thể hiện mình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của trẻ và khiến đứa trẻ cảm thấy rằng danh tiếng của mình đã bị ảnh hưởng.

Trẻ sẽ không còn tâm trí và sức lực để bảo vệ danh tiếng của mình. Cha mẹ càng phê bình thì trẻ càng không chịu nghe lời thuyết phục, từ đó càng dễ tạo ra tâm lý phản kháng, tức nước vỡ bờ, giọt nước tràn ly.

Bị mẹ mắng, cậu bé 14 tuổi nhảy lầu rơi xuống đất tử vong: 4 điều làm tổn thương tinh thần cần tránh-2


2. Đừng so sánh trẻ với trẻ khác


Khi giáo dục con cái, cha mẹ nên cẩn thận, không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác, điều này không tốt cho việc giáo dục trẻ trước mặt người khác, và sự so sánh này sẽ khiến trẻ hơi xấu hổ hoặc tự cao.

Bởi vì nếu trẻ kém hơn những trẻ khác, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự nhiệt tình của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ mạnh hơn/giỏi hơn những trẻ khác thì sẽ dễ khiến cho trẻ cảm thấy kiêu ngạo, thiếu khiêm tốn về sau.

Vì vậy, khi bọn trẻ ở bên nhau, hãy để chúng chơi vui vẻ, đừng can thiệp quá nhiều vào chúng, đừng so sánh ưu nhược điểm của các con, mỗi người đều khác nhau và có điểm mạnh, điểm yếu riêng.

3. Không dạy con nơi đông người, đưa con đến một nơi yên tĩnh, vắng vẻ để giáo dục

Khi thấy trẻ ngỗ ngược, phá phách hoặc hơi vô kỷ luật ở chốn đông người bên ngoài, cha mẹ cần lưu ý không trách mắng trẻ trực tiếp trước mặt mọi người mà nên lặng lẽ đưa trẻ đi vệ sinh hoặc đi uống nước để phân tán sự chú ý.

Hãy tìm đến một nơi yên tĩnh và kiên nhẫn nói với trẻ về những hành vi quá đáng của mình, để trẻ nghe lời và cha mẹ không phải quá vất vả để làm cho trẻ hiểu.

Bị mẹ mắng, cậu bé 14 tuổi nhảy lầu rơi xuống đất tử vong: 4 điều làm tổn thương tinh thần cần tránh-3


4. Không coi mình là bề trên khi giáo dục trẻ, đối xử với trẻ bình đẳng nhất có thể

Khi giáo dục trẻ, cần chú ý dùng phương pháp bình đẳng để giao tiếp với trẻ, ví dụ như nhìn thẳng vào trẻ, thái độ bình tĩnh, không nên hằn học, đay nghiến khiến trẻ sẽ khó chịu và không thích nói chuyện với bạn.

Đối xử với đứa trẻ bằng tấm lòng chân thành, ngồi xuống và ngồi bên cạnh đứa trẻ, mỉm cười và nói chuyện nhỏ nhẹ, từ tốn, điều này thường rất hiệu quả trong việc giáo dục đứa trẻ.

Sức khỏe tâm lý của trẻ cũng quan trọng như sức khỏe thể chất, thậm chí còn phải chú ý đặc biệt hơn trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Các bậc cha mẹ cần học hỏi để chọn ra phương pháp chăm sóc tinh thần cho trẻ hợp lý nhất để trẻ có thể phát triển cân bằng, khỏe mạnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/bi-me-mang-cau-be-14-tuoi-nhay-lau-roi-xuong-dat-tu-vong-4-dieu-lam-ton-thuong-tinh-than-can-tranh-1612113042039195.htm

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.