Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm, vừa ngon - lành vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh

Cá là loại thực phẩm chứa nhiều protein dễ hấp thụ và khoáng chất quan trọng, tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, chính vì vậy đây cũng là nguyên liệu không thể  bỏ qua thiếu trong các bữa ăn dặm cho bé.

Tuy nhiên, việc lựa chọn và chế biến cá cho con ăn dặm cần phải rất cẩn trọng để đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn an toàn với bé yêu.

# Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm

Hầu hết các loại hải sản đều chứa một lượng lớn canxi và omega-3, dưỡng chất đặc biệt cần thiết sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ, tuy nhiên một số loại cá lại có hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho trẻ, bố mẹ cần tránh.

Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm, vừa ngon - lành vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh-1

Chính vì vậy, khi lựa chọn cá cho con ăn dặm, phụ huynh nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, cụ thể các loại cá tối ưu được khuyên chọn cho bé ăn dặm như sau:

1. Cá hồi

Trong cá hồi chứa nhiều vitamin A, B, D, E và canxi, sắt, kẽm, magie, phốt pho, và lượng lớn axit béo không bão hòa tốt cho sự phát triển não bộ giúp trẻ thông minh hơn nên nó luôn đứng đầu danh sách các loại cá cho bé ăn dặm.

Ngoài ra, cá hồi có thịt mềm, mịn, hương thơm, ít xương và màu sắc tươi sáng có thể kết hợp với nhiều loại rau củ, rất tuyệt vời cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên do cá này nhiều chất béo nên mẹ đừng vội bổ sung sớm. Hãy cho bé ăn khi con đã quen với các loại cá thịt trắng.

Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm, vừa ngon - lành vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh-2

2. Cá quả

Trong môi trường nước ngọt, cá quả hay còn có tên gọi khác là cá lóc được xem là loại cá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với các vi chất như pritid, lipid, canxi, phốt pho, sắt và một số dưỡng chất khác tốt cho sự phát triển trí tuệ và tăng sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt dễ tiêu hóa, thích hợp cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Bên cạnh đó, thịt cá quả thơm ngon, ít xương, dễ chế biến. Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại cá lóc đồng vì cá lóc đồng sẽ giàu dinh dưỡng hơn cá lóc nuôi.

3. Cá basa

Đây là loại cá da trơn chứa nhiều axit amin và chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời. Thịt cá ba sa rất mềm, không bị ngán, sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Khi chế biến, mẹ không nên bỏ phần mỡ cá vì đây là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng và omega-3 nhất.

Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm, vừa ngon - lành vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh-3

4. Cá trắm đen

Cá trắm đen là loài cá sống ở môi trường nước ngọt. Thịt cá trắm đen ngoài giàu dinh dưỡng còn có tác dụng bổ thận khí, sáng mắt, thanh độc, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng… Đặc biệt ăn cá này còn giúp trị chứng biếng ăn cho trẻ nhỏ.

5. Cá kèo

Cá kèo là loại cá thân nhỏ, thịt mềm, có tính mát. Nó chứa một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. Các chất có chứa trong cá như DHA, protein, axit amin sẽ hỗ trợ trí não bé phát triển tốt, giúp bé thông minh hơn.

Đối với cá kèo, mẹ nên hấp sau đó gỡ thịt cá cho bé ăn vì như vậy các chất trong cá sẽ được giữ nguyên vẹn giúp bé hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong cá.

6. Cá diêu hồng

Đây là loại cá rất giàu selen, vitamin A, kali và axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bé cần nhiều năng lượng hơn cho cac hoạt động trườn, bò…và cá diêu hồng là lựa chọn thích hợp mẹ nên đưa vào thực đơn cho bé.

Hơn nữa, cá diêu hồng có thể kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác như rau xanh, cải xoăn, khoai lang…giúp bé háp thụ thêm nhiều dinh dưỡng ngoài thịt cá.

Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm, vừa ngon - lành vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh-4

Ngoài ra, một số loại cá khác cũng là lựa chọn tốt để chế biến bữa ăn dặm có thể kể tên như: cá chép, cá trê, cá tuyết, cá bơn, cá mòi, cá rô phi…

# Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng các loại cá

- Như đã nói ở trên, hầu hết các loại cá đều chứa nhiều canxi và Omega-3 rất tốt cho quá trình phát triển trí não của bé, tuy nhiên một số lại còn chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn… thì mẹ nhất thiết không nên cho con ăn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

- Ngoài việc phải chọn đúng loại cá thích hợp, các mẹ tuyệt đối không cho con ăn cá mua về đã chết, ươn và không còn tươi ngon vì dễ gây ngộ độc thức ăn.

- Khi chế biến cá cho bé ăn dặm, mẹ phải đảm bảo tuyệt đối đã loại bỏ hết xương, vẩy nếu có bởi nếu chẳng may còn sót lại có thể gây hóc nguy hiểm, hoặc làm tổn thương họng, đường tiêu hóa và dạ dày non nớt của bé. Với các loại cá nhiều xương, mẹ nên luộc chín và gỡ xương trước khi cho bé ăn.

Các loại cá tối ưu cho bé ăn dặm, vừa ngon - lành vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh-5

- Cá trong thực đơn ăn dặm của trẻ phải được nấu chín kỹ bởi hải sản sống, chưa chín kỹ có thể chứa ký sinh trùng, vi trùng gây nhiễm trùng đường ruột. Với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nguy cơ này đặc biệt cao hơn.

- Dù cá ngon và bổ dưỡng đến mấy, mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều mà nên tuân thủ cho con ăn đủ lượng thích hợp theo độ tuổi. Cụ thể:

Bé từ 7-12 tháng tuổi, mỗi bữa bé có thể ăn từ 20g cá, tôm nấu với cháo, bột. Trung bình 1 tuần có thể ăn từ 3-4 lần.

Bé từ 1-3 tuổi: Bé có thể ăn từ 180-210g hải sản mỗi tuần, tương đương với khoảng 30-40g mỗi bữa.

Từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa có thể ăn 50-60g hải sản. Lúc này, mẹ có thể cho bé ăn luôn cả vỏ tôm.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi con

Ăn Dặm


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.