- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ già buồn vì không thể "lên chức" ông bà
Lydia Birk (56 tuổi, người Mỹ) vẫn giữ lại cuốn sách thiếu nhi “The Velveteen Rabbit” đã gắn với tuổi thơ của các con, những người giờ đã trưởng thành ở độ tuổi 20 và 30.
Lydia tự hào khi luôn dành trọn thời gian để chăm sóc các con và biến ngôi nhà thành một "thiên đường" sách vở. Bà Lydia đã nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách ở các con, tất cả đều biết đọc trước khi đi học.
Lydia mong rằng một ngày nào đó, bà có thể chia sẻ những câu chuyện yêu thích của mình với các cháu. Tuy nhiên, không người con nào của Lydia muốn có con. Dù tôn trọng lựa chọn của các con nhưng bà không thể tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, đau lòng.
Giới trẻ không muốn sinh con
Giống như Lydia, ngày càng nhiều người thuộc thế hệ X (những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1980) ở Mỹ đang phải đối mặt với thực tế rằng, họ sẽ không thể lên chức ông bà.
Tỷ lệ sinh giảm và quyết định không sinh con của nhiều người trẻ đã kéo theo những thay đổi trong trải nghiệm về tuổi già. Vào năm 2021, Mỹ có khoảng 67 triệu ông bà nhưng tỷ lệ người lớn tuổi không có cháu lại đang tăng nhanh chóng.
Trong số các bậc cha mẹ từ 50 đến 90 tuổi, khoảng 35% không có cháu, tăng so với tỷ lệ 30% vào năm 2018.
Dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy, năm 2023, số trẻ sơ sinh chào đời tại nước này thấp nhất kể từ năm 1979. Một số người trẻ, những người thường gặp khó khăn với chi phí mua nhà, cảm thấy mình không có đủ khả năng tài chính để sinh con hoặc không nghĩ rằng con cái phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của họ.
Lydia Birk cảm thấy hụt hẫng khi các con của bà đều không muốn sinh con
Những người khác đơn giản là không muốn có con, hoặc lo lắng trước các vấn đề xã hội và những kỳ vọng ngày càng lớn đối với bậc làm cha mẹ.
Monica O'Connor, 67 tuổi, kể, khi con trai bà kết hôn cách đây 16 năm, bà đã đề nghị chuyển đến sống cùng hai vợ chồng con trai để giúp chăm cháu. Tuy nhiên, Dominic, 43 tuổi và vợ Laura, 45 tuổi, lại không muốn có con.
Laura, con dâu của bà Monica, làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng, giáo dục. Laura cho biết, cô chưa bao giờ muốn làm mẹ. Laura và Dominic sống tại Ann Arbor, Michigan. "Laura và tôi lựa chọn không sinh con để có cuộc sống viên mãn. Bạn có thể nuôi dưỡng cuộc sống theo nhiều cách khác nhau mà", Dominic, Giám đốc công nghệ của một công ty phần mềm, chia sẻ.
Hy vọng con suy nghĩ lại
Christine Kutt, 69 tuổi, sinh người con duy nhất khi bà đã 42 tuổi, sau nhiều năm không muốn làm mẹ. Việc trở thành mẹ đã mang lại cho bà niềm vui và cảm giác viên mãn, khiến bà càng trân trọng vai trò này trong cuộc sống.
Tuy nhiên, con gái bà, giờ đã trưởng thành, lại quyết định không có con, với lý do "lo ngại về tình hình thế giới và biến đổi khí hậu". Điều này tạo ra một cuộc đấu tranh nội tâm của Christine.
Christine Kutt với bức ảnh con gái khi còn nhỏ
Một mặt, bà biết mình nên tôn trọng quyết định của con nhưng mặt khác bà vẫn thầm hy vọng con gái có thể thay đổi quyết định. Christine mong được sống bên các cháu, truyền lại cho những đứa trẻ công thức nấu ăn gia truyền và tình yêu nhạc "rock and roll" của bà.
"Thật vui khi tôi đã dạy con gái tất cả những điều này! Và một ngày nào đó con bé sẽ có con, tôi sẽ dạy những điều đó cho các cháu của mình", người phụ nữ này nói.
Nhà tâm lý học Maggie Mulqueen ở Wellesley (Massachusetts, Mỹ) cho biết, những bậc cha mẹ đang khao khát có cháu thường ở độ tuổi mà họ bắt đầu cảm nhận "sự rút ngắn thời gian", khi số năm còn lại của cuộc đời ít hơn số năm mà họ đã trải qua.
Điều này khiến họ phải đối mặt với những câu hỏi sâu sắc về cuộc sống và di sản của mình. Họ tự hỏi, liệu cách nuôi dạy của mình có ảnh hưởng đến lựa chọn của con hay không? Khi những người bạn cùng lứa tích cực thực hiện vai trò ông bà:
đưa cháu đi tập bóng đá, biểu diễn ba lê, hay chi tiền mua vé máy bay đến thăm cháu, thì những người không có cháu có thể cảm thấy bị bỏ rơi. "Giống như khi bạn bè bạn kết hôn hoặc có con, còn bạn thì không", Mulqueen nói.
Ann Brenoff, 74 tuổi, một nhà báo đã nghỉ hưu, sống tại quận San Diego (California, Mỹ), thừa nhận rằng, bà cảm thấy ghen tị khi gần đây đi mua quần áo trẻ em cùng một người bạn có con gái đang mang thai.
Hai người con của bà Ann, ở độ tuổi 20, nói rằng, họ không muốn có con, mặc dù một người cho biết có thể cân nhắc đến việc nhận con nuôi sau này. "Tôi biết mình ích kỷ nhưng tôi muốn kể những câu chuyện gia đình cho các cháu của mình. Tôi muốn chúng có những kỷ niệm với tôi", bà Ann chia sẻ.
Jill Perry, 69 tuổi, cho biết, các con gái ở độ tuổi 30 của bà đều có quyền quyết định việc có con hay không và bà hoàn toàn ủng hộ quyết định của các con. Tuy nhiên, bà cũng phải vật lộn với mong muốn được làm bà.
Perry đã hình dung một tương lai vui vẻ với những đứa cháu, đặc biệt là sau khi bà nghỉ hưu hai năm trước, Perry càng khao khát có cơ hội lên chức bà hơn.
Khi bạn bè đăng những bức hình vui vẻ cùng các cháu lên mạng xã hội, Perry cảm thấy buồn về cuộc sống gia đình mà bà đã tưởng tượng - một ngôi nhà đầy ắp tiếng cười, nơi những đứa trẻ có thể vẽ, vui chơi và bày bừa.
Perry bận rộn với việc chăm sóc chồng, thú cưng, tham gia câu lạc bộ sách và chơi mạt chược nhưng bà vẫn cảm thấy cô đơn khi thời gian trôi qua. "Những đứa cháu mang lại hy vọng và ánh sáng cho cuộc sống của bạn. Tôi nghĩ rằng có được điều đó sẽ là sự cân bằng với tuổi già. Vì tuổi già thật khó khăn", bà nói.
Con gái út của bà Perry, Emily Cox, 35 tuổi, cho biết, mẹ mình từng nói rất rõ rằng bà muốn trở thành bà ngoại. Trong khi chị gái luôn khẳng định không muốn có con, Cox lại cảm thấy mâu thuẫn.
Cô có xu hướng không muốn có con vì lo ngại về sự ổn định tài chính, an toàn trường học, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chưa tìm được bạn đời phù hợp. "Tôi cũng phần nào cảm thấy buồn vì không thể thực hiện điều mẹ mong muốn. Nhưng tôi có trách nhiệm gì với điều đó?", Cox nói.
Tìm lại cân bằng cuộc sống
Theo Bidwell Smith, nhà trị liệu tại Los Angeles, với những bậc cha mẹ như Perry, điều quan trọng là họ phải cho phép bản thân chấp nhận nỗi buồn và đừng cố gắng kìm nén hoặc phủ nhận nó.
Nhiều người có thể xem nhẹ cảm xúc của mình, tự nhủ rằng họ phải cố gắng vượt qua vì cuộc sống có nhiều mất mát lớn hơn. Tuy nhiên, việc không thừa nhận cảm xúc này có thể khiến họ thấy tiêu cực.
Chuyên gia Mulqueen gợi ý, những người đang mong được làm ông bà có thể tìm cách khám phá các khía cạnh mới của cuộc sống hoặc kết nối với thế hệ trẻ để phần nào bù đắp sự thiếu vắng của vai trò ông bà.
Một trong những khách hàng của Mulqueen đã tìm thấy niềm vui khi làm gia sư Toán tại một trường học địa phương.
Sau khi mất đứa con duy nhất vào những năm 1990, Elnora Terry, 84 tuổi, người đã ly hôn và sống ở Nashville, cảm thấy cô đơn. Năm tháng trôi qua, sự thiếu vắng này ngày càng khiến bà cảm thấy buồn bã.
Tháng 6/2012, một người bạn đã kết nối bà với chương trình "làm ông bà nuôi" tại một trung tâm chăm sóc trẻ em. Terry đã tham gia chương trình và kể từ đó, những đứa trẻ ở đó gọi bà là "bà" và vẽ tặng bà nhiều bức tranh. "Cuộc sống của tôi thật trọn vẹn", bà nói.
Chồng của Perry, David Cox, đã cố gắng không lý tưởng hóa vai trò làm ông bà nhưng ông vẫn cảm thấy buồn. Những lúc đi qua công viên đầy trẻ em hoặc nhớ về ông nội của mình, ông luôn cảm nhận một tình cảm sâu sắc thường trực trong lòng.
Đối với David, ông nội giống như một người cha. "Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều muốn dành tình yêu thương vô điều kiện và sự dìu dắt cho các cháu của mình nếu chúng tôi được làm ông bà. Nhưng chúng tôi không có cơ hội đó, phải chấp nhận thôi", ông chia sẻ.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ13 giờ trướcMột đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc phần lớn là do có những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhững đứa trẻ độc lập, tháo vát, có thể xử lý những khó khăn trong cuộc sống và phát triển mạnh mẽ bởi cha mẹ của chúng luôn làm 7 điều này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ6 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ11/01/2025Năm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ10/01/2025Theo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ10/01/2025Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.