Làm mẹ thông thái cần biết cùng con đối phó với những “quả bom” cảm xúc tiêu cực, trầm cảm

Những trẻ em không giỏi xác định cảm xúc tiêu cực của mình có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm cảm khi gặp căng thẳng trong tương lai.

Đó là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Emotion, một tạp chí có thẩm quyền trong lĩnh vực tâm lý học ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, những người bị trầm cảm trong thời niên thiếu có nhiều khả năng bị trầm cảm lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời của họ.

Cui Yonghua - giám đốc khoa tâm thần, bệnh viện nhi Bắc Kinh cũng nói rằng mặc dù cảm xúc là chủ quan nhưng chúng không biến mất do sự che đậy của con người. Chúng chỉ bị đè nén vào sâu trong tiềm thức. Đến một ngày có thể kích hoạt một “quả bom” bên trong.

Làm mẹ thông thái cần biết cùng con đối phó với những quả bom” cảm xúc tiêu cực, trầm cảm-1

Do đó, làm thế nào để quản lý chính xác cảm xúc của một đứa trẻ có thể nói là khóa học bắt buộc đối với tất cả chúng ta và là vũ khí giúp con bạn tránh xa trầm cảm.

Tại đây, Cui Yonghua đã tóm tắt trong 6 lưu ý như sau:

1. Gắn nhãn cho từng cảm xúc

Bước đầu tiên trong việc quản lý cảm xúc là có thể xác định cảm xúc của chính bạn và gắn nhãn cho từng cảm xúc một cách chính xác. Cha mẹ có thể chỉ ra những cảm xúc khác nhau của trẻ bất cứ lúc nào: phấn khích, thất vọng, tự hào, cô đơn, kỳ vọng… để liên tục làm phong phú vốn từ vựng cảm xúc của trẻ. Trẻ càng nhận ra nhiều trạng thái cảm xúc, trẻ càng có thể thể hiện cảm xúc rõ ràng và chính xác hơn. Đây là khởi đầu của việc xử lý cảm xúc.

2. "Đồ chơi tinh thần”

Ghi lại những điều tốt đẹp đã xảy ra ngày hôm đó và viết ra những điều có thể thể hiện mặt tốt của trẻ... Cha mẹ hãy hướng dẫn con cái học cách sử dụng những thứ tốt đẹp này như "đồ chơi tinh thần" khi chúng cảm thấy buồn và chơi với chúng. Trong thời gian rảnh khác, “tôi chỉ sắp xếp những điều tốt đẹp này trong tâm trí khi tôi không có gì để làm”. Thực tế, đây là để đào tạo đứa trẻ thay đổi suy nghĩ và hướng tới những điều tích cực.

3. Chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính mình

Dạy trẻ có trách nhiệm với những hành vi và cảm xúc của chính mình. Cha mẹ cũng nên có trách nhiệm với những cảm xúc của chính mình. Cụ thể, cha mẹ nên cố gắng hết sức để nói: "Bạn làm như thế mẹ không đồng ý" hay "Mẹ sẽ không yêu con nếu con tiếp tục phạm lỗi như vậy".

Bạn có thể đặt nó theo một cách khác. Ví dụ, mẹ đang ở bận và mọi thứ hôm nay cũng rất xáo trộn khiến mẹ stress, nên khi cân bằng và sắp xếp lại mẹ mới có thể chơi cùng con. Bằng cách này, đứa trẻ cũng cũng học được rằng khi có cảm xúc xấu, nó cần phải bình tĩnh kiểm soát.

4. Chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của trẻ

Đối với trẻ em, những cảm xúc tiêu cực không nên từ chối, kìm nén, coi thường hoặc nghi ngờ. Là cha mẹ càng không nên nói những câu như: “Thật kinh khủng", "Con sai như thế còn cãi à", "Con chẳng có quyền gì để giận mẹ cả"… nhưng hãy giúp trẻ em chấp nhận, xác định và sau đó dạy chúng cách đối phó.

5. Rèn luyện khả năng đối phó với cảm xúc

Khi đứa trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ theo bản năng sẽ muốn “dập lửa”. Nếu bạn nhận ra ý nghĩa của cảm xúc tiêu cực, bạn không cần phải vội vàng để cảm xúc biến mất, nhưng hãy cố gắng cho con bạn cơ hội để cảm nhận và nhận ra, đồng thời tập cách bình tĩnh. Mỗi khi chúng ta bình tĩnh lại, khả năng kiểm soát cảm xúc của chúng ta sẽ được rèn luyện.

Trong quá trình này, nếu bản thân cha mẹ có thể duy trì thái độ trung lập, nó sẽ giúp trẻ làm dịu cảm xúc tốt hơn.

6. Tìm một giải pháp phù hợp

Cần dạy cho trẻ một số phương pháp phù hợp để xử lý cảm xúc tiêu cực. Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm:

- An thần: đếm và thở sâu.

- Phương pháp chuyển giao: xem truyện, sách, nghe nhạc, tập thể dục.

- Thanh lọc cảm xúc: đánh vào ghế sofa, gối hoặc những thứ mềm đối với những đứa trẻ có phần cục tính để chúng xả hết những cảm xúc tiêu cực ra

- Phương pháp nói chuyện: tìm ai đó để trò chuyện, viết nhật ký hoặc vẽ theo ý muốn.

Theo Moon - Vietnamnet.vn


Bí quyết dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.