Nếu không trau dồi được khả năng này, dù trẻ có thông minh thì tương lai cũng mịt mờ, khó trở thành người xuất sắc

Bên cạnh chỉ số thông minh (IQ), chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) thì còn một chỉ số nữa đóng vai trò quyết định trong sự thành công của một người.

Chúng ta luôn biết rằng, một người muốn thành công không chỉ cần phải có kiến thức mà còn cần cả trí thông minh cảm xúc tốt. Tuy nhiên, theo ông Đổng Cơ Tài, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Bên cạnh IQ, EQ, thì chỉ số AQ - chỉ số khả năng vượt nghịch cảnh, còn quan trọng hơn.

Nếu không trau dồi được khả năng này, dù trẻ có thông minh thì tương lai cũng mịt mờ, khó trở thành người xuất sắc-1

AQ là gì? Vì sao bất cứ ai cũng cần phải có AQ?

Chỉ số khả năng vượt nghịch cảnh biểu hiện cho khả năng ứng phó của một người khi đứng trước khó khăn, thất bại. Một số người khi càng gặp nhiều nghịch cảnh, những điều thất vọng và gian nan thì họ càng trở nên can đảm và có ý chí quyết tâm hơn. Ngược lại, những người có AQ thấp, khi vấp phải thất bại, họ dễ chán nản và trở nên tiêu cực, lan sang cả những khía cạnh khác trong cuộc sống, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Ở đời không phải chuyện gì cũng thuận buồm xuôi gió. Trong quá trình trưởng thành, trẻ chắc chắn sẽ gặp phải vô số thử thách và thất bại. Từ việc chơi game, thi cử, học hành cho đến các lựa chọn mang tính quyết định trong đời... Chính vì vậy, chỉ khi trẻ rèn luyện được chỉ số AQ cao, biết cách đối mặt với thất bại, tìm được động lực từ nghịch cảnh thì đứa trẻ đó mới có thể trở thành người xuất sắc hơn.

Nếu không trau dồi được khả năng này, dù trẻ có thông minh thì tương lai cũng mịt mờ, khó trở thành người xuất sắc-2


Con của chúng ta là một tờ giấy trắng, cuộc sống và hành vi như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào cha mẹ. Thời nay, nhiều trẻ em mang trong đầu tư tưởng cạnh tranh, hiếu thắng, không muốn kém ai, càng khó chấp nhận thua cuộc. Tất cả vấn đề này chủ yếu đều xuất phát từ cách giáo dục của các bậc cha mẹ.

Thực tế cho thấy, bố mẹ thường xuyên quan tâm quá nhiều đến điểm số của con, đặt kỳ vọng cao, ép buộc con phải cố gắng học hành nhưng lại không biết cách giáo dục con về sự thất vọng. Tư tưởng so sánh "con nhà người ta" được các phụ huynh sử dụng như một chiêu trò để kích thích sự phấn đấu của con cái nhưng chỉ càng khiến đứa trẻ thêm mệt mỏi, chán nản.

Kết quả là đứa trẻ được nuôi dưỡng với tư tưởng "chỉ được thắng, không được thua" sẽ mang trong mình một áp lực khủng khiếp, chúng trở nên sợ hãi nếu không đạt được kết quả khiến bố mẹ hài lòng, chúng cũng dần hình thành sự cạnh tranh không lành mạnh, thái độ hiếu thắng mù quáng.

Nếu không trau dồi được khả năng này, dù trẻ có thông minh thì tương lai cũng mịt mờ, khó trở thành người xuất sắc-3


Nhà tư tưởng Rousseau từng nói: "Mọi người chỉ nghĩ đến cách bảo vệ con cái của họ. Điều này là chưa đủ. Trẻ em cần được dạy cách bảo vệ bản thân, dạy cách chống chọi với cú đánh của số phận. Trẻ cần được dạy cách không đặt sự xa hoa và nghèo khổ trong mắt mình để chúng hiểu rằng ngay cả ở những nơi khó khăn nhất chúng ta cũng có thể tồn tại".

Làm thế nào để "giáo dục thất vọng" cho trẻ em?

Một số phụ huynh đồng tình với cách giáo dục thất vọng, nhưng họ lại sử dụng sai phương pháp.

Một số người cố tình tạo ra những bước lùi, khiến con cái thất bại, chỉ biết hạ thấp con mà không cho con một chút tán thành hay công nhận. Cách làm như vậy sẽ biến trẻ trở thành một người kém cỏi, mỏng manh và tràn đầy hoài nghi về bản thân. Theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy mình không thể làm tốt bất cứ việc gì, khi gặp một chút thất bại, điều đầu tiên chúng nghĩ đến là mình không thể làm được. Vậy “giáo dục thất vọng” chính xác là gì?

Nếu không trau dồi được khả năng này, dù trẻ có thông minh thì tương lai cũng mịt mờ, khó trở thành người xuất sắc-4
Hãy khuyến khích trẻ đối mặt với những thất bại

Khi trẻ gặp trở ngại, không nên suy diễn và tìm lý do đổ lỗi. Chẳng hạn như khi con thi không tốt, việc chúng ta phải làm là chấp nhận và ghi nhận cảm xúc của con: “Mẹ biết con không vui khi điểm thi lần này chưa tốt lắm. Đừng buồn nhé! Ôm mẹ một cái nào!”.

Hãy cho trẻ biết rằng dù bạn thắng hay thua cũng sẽ không ảnh hưởng đến tình yêu của bố mẹ dành cho trẻ bởi đó mới là sự ủng hộ và là vũ khí mạnh mẽ nhất trong quá trình trưởng thành của con cái.

Tận hưởng quá trình và chấp nhận kết quả một cách bình tĩnh

Trẻ cần hiểu được rằng, quá trình cố gắng, học hỏi và phấn đấu mới là quan trọng nhất và quá trình này sẽ giúp chúng rút ra được nhiều bài học hay ho và thú vị. Thất bại hay thành công không phải vấn đề, dù ra sao chúng ta cũng có thể bình tĩnh đối mặt. Nếu như thất bại, chúng ta cần giúp trẻ tìm hiểu lý do vì sao, an ủi và hướng dẫn để con có thể khắc phục được nhược điểm hoặc những điều gì chưa tốt.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/neu-khong-trau-doi-duoc-kha-nang-nay-du-tre-co-thong-minh-thi-tuong-lai-cung-mit-mo-kho-tro-thanh-nguoi-xuat-sac-162210411191554569.htm

Cách dạy con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.