Những đứa trẻ thường xuyên bị thúc giục, hành vi của chúng đã âm thầm thay đổi nhưng cha mẹ chúng không nhận ra

Trẻ thường xuyên bị thúc giục dần dần có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong tính cách, hành vi nhưng nhiều cha mẹ không hề nhận ra.

Thúc giục con cái là điều mà hầu như cha mẹ nào cũng làm, hơn nữa nó còn thường kèm theo những cảm xúc tiêu cực như la mắng, chỉ trích, thậm chí đánh đòn trẻ. Nếu điều đó diễn ra thường xuyên dần dần sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong tính cách, hành vi của trẻ nhưng nhiều cha mẹ không hề nhận ra.

Những đứa trẻ thường xuyên bị thúc giục, hành vi của chúng đã âm thầm thay đổi nhưng cha mẹ chúng không nhận ra-1

Những đứa trẻ bị thúc giục và không bị thúc giục cư xử khác nhau

Gia Bảo đang trong lớp vẽ tranh, bé đến lớp muộn và sắp tan lớp bé vẫn chưa hoàn thành bức tranh. Mẹ của bé chờ đợi bên ngoài và hy vọng rằng bạn ấy sẽ vẽ xong “tác phẩm khổng lồ” càng sớm càng tốt để về nhà ăn tối. Lúc đầu mẹ sốt ruột nhưng không thể hiện ra ngoài, dù sao thì vẫn còn một số trẻ khác cũng đang chưa vẽ xong. Một lúc sau, các bạn trong lớp lần lượt nộp tác phẩm của mình cho cô giáo nhưng Gia Bảo vẫn chưa xong. Người mẹ lúc này không kiên nhẫn được nữa nên thúc giục con: "Nhanh lên! Mọi người vẽ xong rồi!"

Đứa nhỏ nhăn nhó nhìn mẹ rồi lại tiếp tục cúi đầu vẽ tranh, ngón tay lóng ngóng vội vàng chọn màu này bỏ màu khác không biết chọn màu nào để vẽ nữa. Mẹ ngồi cạnh không nhận ra sự thay đổi tâm lý của đứa trẻ, mẹ bắt đầu thúc giục: “Con chậm nhất lớp rồi, nhanh lên, về nhà mẹ sẽ cho con một trận!” Sau đó người mẹ đi tới đi lui, loanh quanh, hết lần này đến lần khác nhìn đồng hồ, rất sốt ruột.

Một người mẹ khác bên cạnh cũng đang đợi con mình. Nhưng vị phụ huynh này chỉ ngồi yên lặng, không có biểu hiện gì không hài lòng, lặng lẽ nhìn con vẽ. Cô giáo cũng đang thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về, các bạn không bị thúc giục đã hoàn thành xong bức tranh nộp cho cô, chào cô và các phụ huynh để ra về, chỉ còn lại Gia Bảo chưa vẽ xong, cậu ném bút đi và nói: “Con không muốn vẽ nữa.” Cô giáo nhẹ nhàng nói rằng không sao cả và yêu cầu cậu bé theo mẹ về nhà vẽ tiếp để lần sau đến lớp sẽ nộp bức tranh cho cô. Nhưng cậu bé lắc đầu và ngồi im. Mẹ bé lập tức quát tháo: "Cô giáo bảo về rồi sao không về? Không làm bài xong còn không chịu về nhà, giờ con muốn gì?". Trên đường về nhà cậu bé nhạy cảm đó chắc hẳn đã nhận ra rằng mẹ cậu đang có tâm trạng tồi tệ, ngay cả khi cô giáo nói bé có thể về, bé cũng không muốn về nhà.

Những đứa trẻ thường xuyên bị thúc giục, hành vi của chúng đã âm thầm thay đổi nhưng cha mẹ chúng không nhận ra-2

Các nhà tâm lý học cho rằng những bậc cha mẹ kiểm soát con cái quá khắt khe và thường xuyên thúc giục chúng sẽ đẩy nhanh việc nuôi dưỡng tâm lý nổi loạn của trẻ. Sự phát triển trí não của trẻ em là khác nhau, và sự thúc giục của cha mẹ có thể khiến trẻ thay đổi kiểu hành vi. 

Sự thúc giục của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thúc giục của người lớn đôi khi chỉ làm phiền đứa trẻ, khiến não bộ trẻ xao nhãng mục tiêu ban đầu. Mô hình hành vi của trẻ dần dần được thiết lập, có liên quan đến sự phát triển của não (hồi hải mã) và nhận thức. Nếu đứa trẻ thường xuyên bị quấy rầy, khuôn mẫu hành vi của nó sẽ thay đổi. Chẳng hạn cậu bé trên, sự can thiệp giục dã từ người mẹ ở bên có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thể hoàn thành bức tranh. Mẹ càng nói nhiều, trẻ càng luống cuống không biết vẽ gì, cuối cùng đành bỏ cuộc. 

Cùng với sự phát triển của trí não, tính cách của trẻ cũng dần được hình thành. Nếu đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng thì tính cách sẽ thay đổi. Những việc mà lẽ ra trẻ quyết tâm làm thì trẻ sẽ dừng quyết tâm; Những việc lẽ ra trẻ sẽ tiếp tục thì sẽ không tiếp tục nữa; Những việc lẽ ra trẻ sẽ thử làm thì sẽ không thử nữa. Khi cha mẹ “thúc giục” làm theo ý của cha mẹ thì các khả năng nhận thức khác của trẻ cũng sẽ bị cản trở.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ dễ trở nên cáu kỉnh, kém kiên nhẫn khi bị thúc giục và đơn giản là chúng không muốn nghe lời người khác. Ở trẻ chưa hình thành khái niệm rõ ràng về thời gian, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười biếng. Khi lớn lên, môi trường sống và vốn kiến thức các em ngày càng phong phú hơn thì trẻ sẽ nhận thức được nhưng quá trình này cần thời gian và cha mẹ cần kiên nhẫn.

Những đứa trẻ thường xuyên bị thúc giục, hành vi của chúng đã âm thầm thay đổi nhưng cha mẹ chúng không nhận ra-3

Vậy cha mẹ có thể làm gì thay vì vội vàng thúc giục trẻ? 

"Thời gian là vàng bạc", sự quý giá của thời gian là điều hiển nhiên đối với người lớn chúng ta. Nhưng bạn thử nghĩ xem một đứa trẻ sẽ quan niệm thế nào về tầm quan trọng của thời gian? Bé thường mải chơi và không cảm thấy thời gian có giá trị hay bất kỳ sự khác biệt cần thiết nào. Nếu cha mẹ cáu gắt thì trẻ sẽ có tâm trạng không tốt, tiếp sau đó có thể bị đánh đập thì tâm trạng của trẻ càng xấu hơn nữa. Trẻ có nhận thức và hiểu biết riêng về thế giới của mình, khác với thế giới của người lớn chúng ta.

Hãy nói về đứa trẻ ở lớp vẽ nêu trên, đối với cháu vẽ là một công việc rất khó khăn, các cơ tay chưa thuần thục, các động tác chưa thành thạo và cảm nhận về màu sắc cũng chưa đầy đủ… nên thời gian để hoàn thành sẽ nhiều hơn trong khi những việc này là rất dễ dàng với người lớn chúng ta. Vì vậy, những đứa trẻ ngây thơ và vô tội, cha mẹ hãy gạt đi những cảm xúc của mình, cố gắng giữ bình tĩnh và đừng làm tổn thương đứa trẻ. Điều này không phải dễ dàng nhưng nếu bạn sẵn sàng thử và mong muốn cải thiện vấn đề "lười biếng" của con bạn, bạn có thể bắt đầu như sau:

1. Mua một vài cuốn sách về sự phát triển thời thơ ấu, tìm hiểu cấu trúc cơ thể và tâm lý trẻ để biết tại sao trẻ lại “lười biếng” như vậy;

2. Chuẩn bị đồng hồ, dạy trẻ nhận biết thời gian, hình thành dần khái niệm về thời gian;

3. Hiểu hành vi của con và dần dần xây dựng thói quen của chính cha mẹ.

Những đứa trẻ thường xuyên bị thúc giục, hành vi của chúng đã âm thầm thay đổi nhưng cha mẹ chúng không nhận ra-4

Trong các việc trên, quan trọng nhất là khái niệm về thời gian, khi trẻ có khái niệm về thời gian thì buổi sáng thức dậy, trẻ sẽ biết mình cần vệ sinh cá nhân, ăn uống và đến lớp. Khi đó không cần bạn thúc giục thì trẻ cũng sẽ có cảm giác cần phải nhanh chóng hoàn thành mọi việc. Không có chiếc lá nào giống hệt nhau trên thế giới và trẻ em cũng vậy, chúng có nhịp sinh trưởng riêng khác với những đứa trẻ khác. Điều cha mẹ có thể làm không phải là giúp cây con lớn lên, mà là đồng hành cùng con cái chậm lớn trong thời gian và không gian của con, tiến bộ với con.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.