Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...

1. Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ ?

Các thai phụ có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ gồm:

Bị béo phì

Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.

Tiền sử sinh con to trên 4kg

Tiền sử bất thường về dung nạp glucose

Glucose niệu dương tính

Mang thai khi hơn 35 tuổi.

Tiền sử sản khoa bất thường như sinh non, thai lưu, tiền sản giật

Người có hội chứng buồng chứng đa nang

Người châu Á...

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ-1
Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ.

Khi mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Tăng huyết áp ở thai phụ

Sinh non, sảy thai , thai lưu, đa ối

Nhiễm khuẩn niệu

Nguy cơ cao dẫn tới đái tháo đường type 2.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ:

Tăng trưởng quá mức và thai to

Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Hội chứng nguy kịch hô hấp

Dị tật bẩm sinh

Tử vong ngay sau sinh

Tăng hồng cầu

Vàng da sơ sinh

Gia tăng tần suất trẻ béo phì, nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 khi trẻ lớn lên...

Do đó, thai phụ có các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường cần được sàng lọc đái tháo đường ngay trong lần thăm khám thai đầu tiên. Tất cả các thai phụ, kể cả người không có yếu tố nguy cơ cao cũng cần được sàng lọc đái tháo đường thai kỳ vào tuần thai 24-28.

2. Thuốc nào điều trị đái tháo đường thai kỳ ?

Theo PGS.TS.Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho tới nay, việc điều trị đái tháo đường thai kỳ chỉ có dùng insulin cùng chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Insulin dùng cho cả trường hợp đái tháo đường thai kỳ hay đái tháo đường typ 2 mang thai. Tuy nhiên, liều lượng insulin cần thay đổi theo tuổi thai cũng như mức đường huyết đạt được.

Mục tiêu kiểm soát đường máu đối với đái tháo đường thai kỳ cần đạt:

Glucose máu mao mạch lúc đói =<>

Glucose máu mao mạch 1 giờ sau ăn =<>

Glucose máu mao mạch 2 giờ sau ăn =< 6,7="">

Đối với người bệnh đái tháo đường mang thai cần thêm mục tiêu HbA1C < 6="" –="" 6,5%="" và="" không="" có="" hạ="" đường="" máu="" quá="">

3. Điều trị đái tháo đường thai kỳ bằng dinh dưỡng và luyện tập

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo: Không có một chế độ chung cho tất cả các thai phụ mà cần cá thể hóa. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho mỗi trường hợp gồm:

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có cân nặng lý tưởng cần 30kcal/kg/ngày.

Phụ nữ quá cân cần 22-25kcal/kg/ngày.

Phụ nữ béo phì giảm 30% nhu cầu năng lượng hoặc hạn chế ở mức dưới 22 kcal/kg/ngày.

Phụ nữ thiếu cân cần 40kcal/kg/ngày.

Lượng carbohydrat nên phân bổ thành nhiều bữa để tránh tăng glucose máu sau ăn. Tỷ lệ carbohydrat chiếm khoảng 40% nguồn cung cấp năng lượng nhưng đảm bảo không làm tăng keton máu.

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ-2
Kiểm tra đường huyết thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Hạn chế các loại carbohydrat như bánh mỳ, cơm, khoai tây, trái cây ngọt, nước ép trái cây... có chỉ số đường cao. Sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp.

Protein chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp năng lượng, lipid chiếm 40% nguồn cung cấp năng lượng, trong đó mỡ bão hòa chiếm dưới 7%. Cần cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà mẹ. Theo dõi cân nặng bệnh nhân thường xuyên.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-va-cham-soc-nguoi-benh-dai-thao-duong-thai-ky-17224090709134927.htm

tiểu đường thai kỳ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.