Khi trẻ đưa ra yêu cầu vô lý, nên đồng ý và từ chối bao nhiêu lần là tốt nhất?

Chỉ cần nắm rõ được số lần đồng ý và cho phép, trẻ sẽ hiểu được đâu là giới hạn mình không được phép đòi hỏi nữa.

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, có lẽ việc trẻ đôi khi đòi hỏi hay đưa ra những yêu cầu vô lý là điều rất quen thuộc. Bạn có thể dễ dàng thấy được những trường hợp sau đây:

- Sắp đến giờ ăn cơm nhưng trẻ vòi vĩnh muốn chơi thêm. Bạn bực mình, nói hoài con cái không nghe, sau đó tức giận quát mắt, kết thúc là việc đứa trẻ khóc lóc dữ dội.

- Khi hết giờ xem phim hoạt hình, nhưng trẻ lại năn nỉ xin thêm 5 phút nữa có được không. Hết 5 phút, trẻ lại cầm ipad không chịu buông: “Mẹ ơi, con muốn xem thêm 5 phút nữa”. Bạn lại đột nhiên nổi nóng, nghĩ rằng không thể chiều hư con cái được, cuối cùng 2 bên lại cãi nhau.

- Khi đến trung tâm mua sắm, trẻ muốn mua đồ chơi nhưng thứ này đã có ở nhà. Tất nhiên bạn sẽ không đồng ý mua, nếu trẻ khóc lóc ăn vạ, nhiều người bực mình thậm chí còn đánh vài cái vào mông trẻ.

Phản ứng thông thường của cha mẹ là 1 sẽ đáp ứng, 2 là nhất định nói không. Tuy nhiên, khi không đáp ứng những yêu cầu của trẻ, tình cảm của cha mẹ và con cái lúc này sẽ không tốt.

Cha mẹ nên làm gì nếu nhu cầu của trẻ quá mức và không hợp lý? Giáo sư tâm lý Lý Mỹ Kim ở Trung Quốc cho rằng, cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc "4 không" này.

Khi trẻ đưa ra yêu cầu vô lý, nên đồng ý và từ chối bao nhiêu lần là tốt nhất?

Ảnh: switch-kosodate

- Đừng la mắng

Trong một thí nghiệm, tiến sĩ Ethan Kross của Đại học Michigan, Mỹ phát hiện ra rằng, cảm giác đau đớn về cảm xúc và thể chất phản ứng rất giống nhau ở các vùng não. Nếu trẻ khóc và khó chịu khi bị cha mẹ nắng, điều này thể hiện tinh thần của chúng bị tổn thương không kém gì nỗi đau bị đánh.

- Đừng dùng đòn roi

Giáo sư Lý đặc biệt nhấn mạnh việc người lớn đánh trẻ con là không công bằng. Khi trừng phạt bằng vũ lực, nó không thực sự giải quyết được vấn đề. Trẻ có thể nghe lời lúc đó nhưng chúng thực sự không đồng ý với những gì cha mẹ làm.

- Đừng cố tỏ ra có lý

Điều này là vô ích, bởi vì bộ não con người dựa vào "logic" để hoạt động. Khi một người muốn vượt qua vấn đề "tư duy logic", điều đầu tiên họ phải làm là bình tĩnh cảm xúc của mình, sau đó sử dụng kinh nghiệm và phán đoán của bản thân để phân tích xem vấn đề là đúng hay sai.

Ví dụ, một đứa trẻ đang khóc và lăn lộn trên sàn nhà. Bộ não của nó chỉ có một ý tưởng duy nhất là mẹ mình đã phủ nhận, vì thế chúng sẽ cố tình khóc lớn hay gây ra âm thanh ồn ào, chúng sẽ chẳng quan tâm bất cứ điều gì mẹ chúng nói vào lúc này.

- Đừng đi xa

Quan điểm của giáo sư Lý là trẻ em lăn lộn ban đầu là biểu diễn cho cha mẹ xem. Vì vậy, nếu cha mẹ không nhìn, chúng sẽ chẳng biết mình đang gây rắc rối cho ai xem. Nhiều cha mẹ sẽ mặc kệ con khóc, sau đó bỏ đi. Nhưng giáo sư Lý nói rằng, ngay cả khi trẻ gây ồn ào, cha mẹ cũng cần bình tĩnh lau nước mắt cho chúng, để chúng cảm thấy cha mẹ  vẫn yêu thương, dù mình đang vô lý. Nếu lúc này trẻ vẫn khóc thì sao? Nói với trẻ một cách nhẹ nhàng: "Nếu con muốn khóc, bố mẹ sẽ ngồi đó đợi con khóc xong sẽ đi tiếp".

 

Khi trẻ đưa ra yêu cầu vô lý, nên đồng ý và từ chối bao nhiêu lần là tốt nhất?

Ảnh: Teniteo

Giáo sư Lý cho rằng, khi cha mẹ từ chối trẻ, cần phải nói cho chúng biết nếu bản thân muốn gì thì phải thuyết phục được cha mẹ. Nếu làm được điều đó, tất nhiên cha mẹ sẽ chiều theo ý muốn của chúng.

Trong trường hợp trẻ đưa ra những yêu cầu vô lý, cha mẹ nên đồng ý hay từ chối bao nhiêu lần là hợp lý nhất. Câu trả lời mà giáo sư Lý đưa ra là: Từ chối 3 lần hứa 1 lầnTỷ lệ này sẽ giúp trẻ hiểu được những gì mà cha mẹ từ chối đều là những yêu cầu vô lý. Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ hiểu được  tình yêu thương và sự bao dung của cha mẹ.

Quá trình trẻ đưa ra yêu cầu thực chất là quá trình khám phá ranh giới của cha mẹ. Trẻ đưa ra các yêu cầu lặp đi lặp lại để tìm ra ranh giới của cha mẹ mình - cái nào không được phép và cái nào được phép.

Những đứa trẻ thông minh giỏi thể hiện bản thân với những cảm xúc phong phú. Ví dụ, khi các yêu cầu không được đáp ứng, chúng khóc và bộc lộ hết cảm xúc của mình. Nếu cha mẹ mềm lòng thỏa hiệp một cách mù quáng, trẻ sẽ khó dạy dỗ hơn.

Khi từ chối trẻ, cha mẹ hãy giữ giọng điệu khẳng định và thái độ nhẹ nhàng, chẳng hạn như: “Con đã xem phim hoạt hình được 10 phút, vì vậy bạn không thể xem tiếp” Sau đó, cha mẹ không nên nói thêm bất cứ điều gì, từ chối 3 lần trẻ sẽ hiểu được bản thân nên dừng lại.


Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/lam-cha-me/khi-tre-dua-ra-yeu-cau-vo-ly-nen-dong-y-va-tu-choi-bao-nhieu-lan-la-tot-nhat-20210409142222468.htm

Trẻ em


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.