Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc

Vụ án này khiến người dân vô cùng bức xúc bởi thủ đoạn tinh vi của những kẻ bắt cóc và sự kém cỏi của lực lượng chức năng.

Năm 1991, tại Hàn Quốc đã xảy ra một vụ án gây chấn động dư luận, để lại nỗi đau vĩnh viễn cho người nhà nạn nhân. Đó chính là vụ án bắt cóc cậu bé Lee Hyung Ho (9 tuổi). Vụ án này đến tận bây giờ vẫn chưa thể phá giải và được xếp vào danh sách 3 kỳ án lớn nhất Hàn Quốc.

Cú điện thoại của kẻ thủ ác

Cậu bé Lee Hyung Ho (9 tuổi) sống cùng bố và mẹ kế tại khu Apgujeong-dong thuộc quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Đây là một trong những khu phố sầm uất, giàu có nhất tại "đất nước kim chi". Được biết, bố cậu bé là chủ một công ty lớn.

Chiều ngày 29/1, sau khi tan học, Lee Hyung Ho đến nhà bạn học ăn cơm. Sau đó cả đám trẻ kéo nhau ra khu vui chơi gần đó để chơi đùa. Tuy nhiên, Lee tỏ ra khá buồn bã và không hoạt bát như mọi ngày. Đến lúc trời tối, khi các bạn nhỏ đều đã về nhà thì cậu bé vẫn tiếp tục ở lại khu vui chơi.

Khoảng 9 giờ tối, bố của Lee chờ mãi không thấy con về mới cuống cuồng gọi điện đến nhà các bạn học. Sau khi biết con mất tích, ông và vợ vội vã đi tìm kiếm và báo cảnh sát. Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã triển khai tuy tìm tung tích của cậu bé. Còn vợ chồng ông Lee được một nhân viên cảnh sát đưa về nhà và chờ đợi tin tức. 

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-1Chân dung cậu bé Lee Hyung Ho.

Vừa về đến nhà, ông Lee nhận được cuộc gọi của tên bắt cóc, yêu cầu giao 200 triệu won tiền chuộc và không được báo cảnh sát. Ngay lập tức, cơ quan chức năng cử người đến gắn thiết bị nghe lén vào điện thoại của gia đình để xác định vị trí cũng như danh tính của tên tội phạm. 

Dựa vào giọng nói có thể xác định tên này khoảng 30 tuổi và sử dụng điện thoại trong ô tô để gọi điện tống tiền. Trong lúc gọi điện, hắn liên tục di chuyển nhằm đề phòng cảnh sát có thể xác định được vị trí. Lực lượng chức năng sau đó yêu cầu giới truyền thông không được đưa tin cũng như đến nhà phỏng vấn ông bà Lee để tránh việc tên bắt cóc biết vụ việc đã được báo với cảnh sát.

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-2Cậu bé Lee Hyung Ho hồi nhỏ.

Sự tinh vi của những kẻ bắt cóc

Ngày 31/1, kẻ bắt cóc gọi cho gia đình nhà họ Lee cuộc gọi thứ hai. Nhưng tên này vô cùng gian xảo và tự xưng mình là cảnh sát thuộc khu vực Seocho-gu, yêu cầu gia đình Lee cho gặp cảnh sát ở khu Apgujeong-dong. Rất may là gia đình Lee đã kịp thời cảnh giác và trả lời: "Đây là nhà riêng của tôi, làm gì có cảnh sát gì ở đây". Nhờ vậy mà lấy được lòng tin của kẻ bắt cóc. Cũng qua cuộc điện thoại, cảnh sát biết được, bọn bắt cóc có cả một nhóm người và thủ đoạn vô cùng tinh vi.

Chiều 31/1 và những ngày sau đó, bọn bắt cóc tiếp tục gọi điện yêu cầu ông Lee mang tiền chuộc đến vị trí được chỉ định. Tuy nhiên, chúng liên tục đổi địa điểm, thăm dò và nhử mồi vì phát hiện có cảnh sát mặc thường phục đi theo gia đình nhà họ Lee. Trong suốt thời gian ông Lee chạy lòng vòng khắp nơi, cảnh sát vẫn không xác định được vị trí hay bất kỳ dấu vết nào của đối tượng.

Ngày 5/2 - tức là 7 ngày sau khi bé Lee Hyung Ho bị bắt cóc, những kẻ thủ ác yêu ông Lee đến lục thùng rác đặt trước cổng ngân hàng HanIl (ngày nay là ngân hàng Woori), tìm mảnh giấy ghi chú để lấy thông tin mở sổ tiết kiệm dưới tên của một người họ Yoon. Do cảnh sát đã thông báo đây là tài khoản cần được lưu ý nên khi tên tội phạm đến rút tiền, nhân viên ngân hàng thể hiện thái độ nghi ngờ khiến hắn chột dạ và nhanh chóng bỏ đi.

Tiếp đến, tên tội phạm một lần nữa yêu cầu bố của Lee mở lại một sổ tiết kiệm khác dưới tên của người họ Kim. Lần này, hắn vẫn không rút được tiền và phải bỏ trốn trong lúc nhân viên đang loay hoay làm giấy tờ. Ngân hàng có trang bị camera an ninh nhưng lại không đủ để ghi lại chính xác gương mặt của tên tội phạm.

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-3
Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-4
Bọn bắt cóc dụ ông Lee đến rất nhiều địa điểm.

Ngày 1/2, nhóm bắt cóc ra lệnh cho gia đình Lee đem theo tiền mặt 70 triệu won (tương đương hơn 973 triệu đồng lúc bấy giờ), đi xuống phía dưới gầm cầu Seoul để lấy thông tin về nơi giao tiền. Ở mỗi cuộc gọi, tên này không quên đe dọa gia đình nạn nhân không được báo cảnh sát nếu như muốn người thân của mình toàn mạng trở về. 

Bố của Lee di chuyển đến địa điểm tiếp theo là con đường gần cầu Yanghwa, sau khi đi loanh quanh vài vòng thì tìm thấy chiếc hộp thiếc được đề cập trong giấy ghi chú. Theo như bàn bạc với phía cảnh sát, bố của Lee chỉ đặt 100 nghìn won (gần 2 triệu đồng) tiền thật phía trên đống tiền giả bọc cẩn thận bằng giấy báo rồi cho vào bên trong hộp thiếc. Còn phía cảnh sát sắp xếp rất nhiều người chung quanh địa điểm này với hy vọng bắt được kẻ bắt cóc.

Đến khoảng 10h10 phút đêm đó, một chiếc xe hơi chạy đến địa điểm chỉ định, chiếc xe này chỉ dừng lại khoảng vài giây để lấy túi tiền, rồi chạy vụt đi ngay trước sự ngỡ ngàng của cảnh sát. Tối ngày hôm đó, gia đình Lee nhận được cuộc gọi của kẻ bắt cóc. "Công nhận ông trộn nhiều tiền giả vào thật đấy. Giờ thì tôi đã biết ông không có ý định đón con trai trở về. Nhưng mà cũng cảm ơn gia đình vì đã không báo cảnh sát nhé" - tên tội phạm nói trong cuộc gọi cuối cùng và từ đó không bao giờ liên lạc nữa.

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-5Chân dung phác họa 1 trong số những tên bắt cóc.

Bé trai mãi mãi không thể về nhà

Ngày 13/3/1991 -  tức 43 ngày sau khi Lee Hyung Ho bị bắt cóc, cảnh sát đã tìm thấy thi thể của em được tìm thấy dưới chân cầu Jamsil trong tình trạng đang phân hủy nặng. Mắt, mũi và miệng của nạn nhân bị kẻ thủ ác bịt kín bằng băng keo trong khi tay chân bị trói chặt. Quần áo trên người cậu bé là quần áo mặc lúc mất tích, chỉ có đôi giày là khác.

Theo kết quả khám nghiệm tử thi, nạn nhân đã chết vào thời điểm 2 ngày sau khi bị bắt cóc. Bởi thức ăn được tìm thấy trong dạ dày cậu bé giống hệt những món cậu đã ăn ở nhà bạn trước khi mất tích. Không chỉ vậy, thi thể cậu bé còn bị bỏ trong tủ đông một thời gian dài rồi mới bị quăng xuống sông.

Rất có thể cậu bé đã bị bọn bắt cóc giết và bỏ trong tủ đông, sau đó vì biết ông Lee đã báo cảnh sát nên chúng quăng xác xuống sông để phi tang. Nguyên nhân cái chết được xác định là do ngạt thở. 

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-6Thi thể của Lee Hyung Ho được tìm thấy dưới chân cầu Jamsil trong tình trạng đang phân hủy nặng.

Vụ án Lee Hyung Ho đã gây chấn động dư luận Hàn Quốc khi ấy. Dư luận căm phẫn trước sự tàn độc của lũ bắt cóc, đồng thời bức xúc trước sự kém cỏi của lực lượng chức năng. Một năm sau ngày Lee Hyung Ho bị bắt cóc, cơ quan điều tra đã điều động tới 9784 cảnh sát tham gia, đưa hơn 420 người vào diện tình nghi trọng điểm, thu thập hơn 740 bản ghi âm giọng nói, điều tra hơn 28000 đối tượng khả nghi, thậm chí còn treo giải thưởng lên đến 1 triệu won để tìm kiếm manh mối nhưng vẫn không có bất kì tin tức gì.

Ngày 29/01/2006, vụ án Lee Hyung Ho chính thức hết thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự. Đến nay, vụ án đã kết thúc được 29 năm, nỗi đau của gia đình nạn nhân không một lời nào có thể diễn tả được. Còn những kẻ thủ ác - chúng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và thoải mái tiêu xài số tiền lấy từ gia đình nhà Lee.

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-7Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-8

Đám tang của cậu bé xấu số.

Hãy dạy con những kỹ năng mềm để tránh khỏi bắt cóc

Mới đây, 1 vụ bắt cóc xảy ra ở Bắc Ninh khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Chiều 21/8, anh Nguyễn Gia Hưng đi làm về có đưa con trai đến khu vực Công viên Nguyễn Văn Cừ đoạn đối diện hồ điều hoà TP Bắc Ninh bằng ô tô để vui chơi. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 5 phút, do không để ý thì cháu Gia Bảo đã bị kẻ gian bắt cóc. May mắn là lực lượng chức năng đã sớm vào cuộc và giải cứu thành công cháu bé. 

So với cậu bé Lee Hyung Ho, bé Gia Bảo thực sự vô cùng may mắn khi được lực lượng chức năng giải cứu kịp thời. Tuy nhiên, những vụ bắt cóc này là một hồi chuông cảnh báo cho mọi bậc phụ huynh phải nâng cao ý thức cảnh giác - đồng thời sớm dạy cho con trẻ những kỹ năng mềm hữu ích để thoát khỏi tay kẻ xấu. Dưới đây là những điều bố mẹ cần sớm dạy cho con:

1. Cùng con chơi trò nhập vai

Một trong những cách hiệu quả để giúp con an toàn khỏi những kẻ bắt cóc là cùng con chơi trò nhập vai. Cụ thể bố mẹ hãy đưa ra những tình huống giả định gần giống với tình huống thực tế. Chẳng hạn như: "một người lạ hỏi con có muốn đi nhờ không", "người lạ tự xưng là người quen, bạn bè của bố mẹ", "người lạ muốn nhờ con giúp đỡ", "người lạ đưa đồ ăn cho con",...

Hãy giúp con nhận biết các tình huống nguy hiểm, từ đó dạy con các cách phản ứng trong những tình huống đó.

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-9


2. Dạy con thận trọng với người lạ

Dạy cho con không tương tác với người lạ là bài học vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần dạy cho con biết: Không có gì sai khi la hét và tạo tiếng ồn nếu con thấy không thoải mái khi có người lạ tiếp cận mình. Dạy con nói "Không", chạy, la lên và nói với người khác nếu con cảm thấy đang gặp nguy hiểm hoặc khó chịu.

Ngoài ra, hãy dặn con không được tùy tiện nhận bánh kẹo từ người lạ. Nếu có người nhờ giúp đỡ, con hãy từ chối bởi nếu thật sự có vấn đề xảy ra, mọi người sẽ tìm trợ giúp từ người lớn chứ không phải từ một đứa trẻ.

Bên cạnh đó, hãy dạy con khái niệm ''Thế nào là người lạ?". "Người lạ" chính là những người con chưa từng gặp cùng bố mẹ trước đó, là những người không được bố mẹ giới thiệu với con hoặc là những người có thể tự xưng là bạn của bố mẹ khi không có mặt bố mẹ,...

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-10


3. Dạy con mật mã riêng 

Hãy dạy cho con một mật mã bí mật mà chỉ có bố mẹ và người thân cận biết. Nếu có người lạ tiếp cận và nói "thay bố mẹ đến đón" hoặc thay bố mẹ đưa đến nơi nào đó, dạy con yêu cầu họ nói mật mã đã thỏa thuận từ trước. Mật mã này còn giúp con thoát khỏi những tình huống nguy hiểm khác như ở nhà 1 mình và có người đến gọi cửa,... Nếu kẻ lạ mặt không thể trả lời đúng mật mã, con có thể la lớn để nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh.

4. Dặn con chơi ở trong lớp, trong sân trường và không theo người lạ

Với trẻ mầm non hoặc lớp 1, bố mẹ có thể yêu cầu cô giáo chỉ giao con cho bố mẹ hoặc người thân có đăng ký thông tin trước đó. Cẩn thận hơn, bố mẹ có thể yêu cầu cô giáo gọi điện xác nhận khi có ai đón con đột xuất. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên dặn con chỉ chơi trong lớp hoặc trong sân trường chờ bố mẹ đến đón. Tuyệt đối không đi theo người lạ.

5. Dạy con học thuộc những số điện thoại quan trọng

Hãy dạy con thuộc lòng số điện thoại của bố mẹ hoặc số điện thoại 113, khi cần thiết phải gọi ngay cho bố mẹ hoặc cơ quan công an. Bên cạnh đó, hãy dạy con những người nào có thể nhờ cậy sự giúp đỡ khi gặp tình huống nguy hiểm. Đó là những người mặc đồng phục như lực lượng công an, bộ đội, bảo vệ,...

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-11


6. Dạy con chạy ngược chiều với những chiếc xe tiến đến gần

Ngoài việc nhắc nhở con tuyệt đối không lên xe của người lạ thì bố mẹ cần dạy con 1 kỹ năng khác quan trọng không kém: Đó là nếu có một chiếc ô tô tiến đến gần phía con và người trong xe cố gắng thu hút sự chú ý, rủ rê đi chơi,... thì con cần chạy ngược lại với hướng di chuyển của xe. Điều này sẽ giúp con có thêm thời gian tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh.

7. Không tiết lộ tên của con

Bố mẹ không nên ghi tên con vào đồ dùng cá nhân như cặp sách, giày dép hay hộp cơm…. Việc này sẽ khiến người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của con. Một số nghiên cứu chỉ ra, người lạ sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng nếu biết được tên của trẻ. Do đó, bố mẹ nên viết số điện thoại của gia đình đề phòng trường hợp đồ đạc bị thất lạc hoặc khi con đi lạc, cần sự giúp đỡ,...

8. Dạy con tấn công bằng mọi cách có thể

Hãy hướng dẫn trẻ dùng tay hoặc chân tấn công vào kẻ bắt cóc mọi lúc có thể. Vì khi bắt cóc trẻ em, kẻ xấu sẽ thường phải dùng hai tay bế trẻ đưa đi nên bố mẹ hãy dạy trẻ lợi dụng lúc này để tấn công, có thể là vào chân, đầu gối hay vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Cắn cũng là một trong những cách để trẻ tấn công kẻ bắt cóc.

Không may mắn như bé trai 2.5 tuổi ở Bắc Ninh, cậu bé 9 tuổi này vĩnh viễn không thể về nhà nhưng số phận kẻ bắt cóc mới gây bức xúc-12


9. Cách đối phó trong trường hợp con bị tấn công ngay cả khi có mặt phụ huynh

Bọn bắt cóc hiện nay ngày càng táo tợn và không từ bất cứ thủ đoạn nào để cướp trẻ khỏi vòng tay của bố mẹ. Hãy cả khi có người lớn ở bên cạnh, chúng cũng sẵn sàng xông vào uy hiếp, giằng co trẻ. Chính vì vậy, khi gặp trường hợp này, bố mẹ cần hô to"Cướp" để thu hút sự chú ý của mọi người, không nên hô "Cứu với" vì dễ khiến mọi người hiểu lầm tình huống.

Trong trường hợp bọn cướp giằng được trẻ và uy hiếp bằng vũ khí có thể gây sát thương, thì bố mẹ lập tức nhìn kĩ đặc điểm khuôn mặt, xe, biển số xe…để báo công an ngay lập tức.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/khong-may-man-nhu-be-trai-25-tuoi-o-bac-ninh-cau-be-9-tuoi-nay-vinh-vien-khong-the-ve-nha-nhung-so-phan-ke-bat-coc-moi-gay-buc-xuc-221794

bắt cóc trẻ em

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.