"Mặc cái này đi con, váy cũ của chị nhưng vẫn mới lắm": Mẹ vừa dứt lời, con gái út có hành động khiến cả nhà điếng người

Chị Trần nhớ ra con gái lớn cũng có một chiếc váy màu vàng mua từ mấy năm trước nhưng không mặc vừa nên bỏ xó. Bà mẹ này vội vàng chạy lên lầu, tìm lại váy rồi đưa con út.

Chị Trần (Trung Quốc) có hai cô con gái, hơn kém nhau 2 tuổi. Vì độ tuổi không chênh lệch nên chị Trần thường cho con út dùng lại đồ đạc của con lớn như quần áo, giày dép,... Bà mẹ này cho rằng đây là chuyện rất bình thường ở những nhà 2 con trở lên. Và việc cho các con mặc lại đồ của nhau khiến chị Trần tiết kiệm được kha khá chi phí mua sắm.

Tuy nhiên cuối tuần trước đã xảy ra một câu chuyện khiến bà mẹ này phải suy nghĩ lại. Theo đó, con gái út của chị Trần xin mẹ mua cho 1 chiếc váy mới để đi sinh nhật bạn. Vì các bạn trong lớp hẹn nhau mặc trang phục màu vàng mà con chị Trần chưa có chiếc váy nào màu như vậy. 

Ngẫm nghĩ một hồi, chị Trần nhớ ra con gái lớn cũng có một chiếc váy màu vàng mua từ mấy năm trước nhưng không mặc vừa nên bỏ xó. Bà mẹ này vội vàng chạy lên lầu, tìm lại váy rồi đưa con: "Mặc cái này đi con, váy cũ của chị nhưng vẫn mới lắm". Chẳng ngờ con gái út bỗng sững lại, rồi bất ngờ cầm cái váy ném mạnh xuống đất. "Con không mặc. Mẹ chỉ thương chị thì sinh con ra làm gì. Con ghét chị, con ghét mẹ. Con không muốn mặc đồ thừa của mọi người nữa", cô bé lớp 7 òa khóc nức nở.

Mặc cái này đi con, váy cũ của chị nhưng vẫn mới lắm: Mẹ vừa dứt lời, con gái út có hành động khiến cả nhà điếng người-1
Chị Trần có thói quen cho con gái út mặc lại đồ cũ của chị.

Sau hôm đó, chị Trần không còn ép con mặc đồ cũ của chị gái nữa. Chị cũng thẳng thắn nhận sai và ngồi tâm sự với con. "Mẹ yêu thương cả hai đứa như nhau. Nhưng đôi lúc mẹ thiếu tinh tế và chưa nghĩ đến cảm nhận của con" và xin lỗi con.

Thường xuyên bắt con mặc quần áo cũ có thể gây ra tổn thương tâm lý

Để tiết kiệm chi phí, nhiều cha mẹ có thói quen cho con cái mặc lại quần áo của cũ của anh chị em trong gia đình hoặc họ hàng. Việc mặc lại 1, 2 lần có thể giúp gắn kết tình cảm gia đình. Nhưng việc một đứa trẻ luôn luôn phải mặc đồ cũ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý. 

Trẻ trở nên tự ti, nhút nhát

Một nhà tâm lý học cho biết: Tất cả chúng ta đều có cảm giác kiểm soát - đây là một nhu cầu cơ bản của con người. Nó giúp chúng ta cảm thấy có thể kiểm soát cuộc sống của bản thân, kiểm soát những thứ nằm trong tầm với và ngân sách của mình.

Những đứa trẻ luôn phải mặc quần áo cũ của người khác trong tâm lý sẽ nảy sinh sự thụ động miễn cưỡng nhận đồ của người khác mà không có quyền lựa chọn, nêu ý kiến. Về lâu dài, trẻ thiếu cảm giác kiểm soát, trở nên tự ti và hướng nội. Trẻ cũng không có khả năng phán đoán độc lập, không có quan điểm riêng.

Mặc cái này đi con, váy cũ của chị nhưng vẫn mới lắm: Mẹ vừa dứt lời, con gái út có hành động khiến cả nhà điếng người-2


Trẻ cho rằng mình không được yêu thương

Với những gia đình khó khăn, việc mua quần áo mới cho con là điều không thể. Vậy nên bố mẹ đành phải dỗ dành con lại mặc đồ cũ của anh chị. Những đứa trẻ này, có thể giống như con của chị Trần, cảm thấy bản thân mình không được yêu thương, bị phân biệt đối xử. Trẻ cũng thấy mình không có giá trị bản thân.

Tất nhiên nếu cha mẹ quá khó khăn và phải buộc lòng cho con mặc quần áo cũ thì cũng cần thông cảm. Thế nhưng cha mẹ cần giải thích rõ ràng: Việc để con mặc quần áo cũ không phải vì bố mẹ không yêu thương con mà bởi hoàn cảnh gia đình chưa cho phép. Sau này bố mẹ nhất định mua quần áo mới cho con.

Trẻ nảy sinh tâm lý bù trừ

Với nhiều đứa trẻ, việc phải mặc quần áo cũ khi còn nhỏ khiến trong lòng luôn nảy sinh cảm giác tự ti, thiếu hụt. Khi trưởng thành và có điều kiện tài chính hơn, trẻ bắt đầu "bù trừ" cho bản thân bằng cách tiêu pha hoang phí, mua sắm quần áo vô tội vạ để thỏa mãn mơ ước hồi nhỏ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/mac-cai-nay-di-con-vay-cu-cua-chi-nhung-van-moi-lam-me-vua-dut-loi-con-gai-ut-co-hanh-dong-khien-ca-nha-dieng-nguoi-162202511000043856.htm

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.