Mới bắt đầu ăn dặm bé đã có biểu hiện lười ăn, mẹ nên làm gì để tạo hứng thú và cải thiện tình hình?

Ăn dặm là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp bổ sung những dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho trẻ từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức.

Tuy nhiên không ít trường hợp vừa mới bắt đầu, bé đã có biểu hiện biếng ăn, lười ăn dặm khiến bố mẹ rất lo lắng không hiểu nguyên nhân vì sao và cần cải thiện như thế nào cho hiệu quả?

# Muôn kiểu lý do khiến trẻ lười ăn dặm

Khi bắt đầu làm quen với những loại thức ăn mới, nhiều bố mẹ kỳ vọng con sẽ hào hứng, ăn ngon và ăn ngoan xong thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy. Thậm chí bé bất hợp tác, rất lười ăn với những biểu hiện phổ biến như trẻ ăn rất chậm, ngậm mãi không nuốt hoặc nhè thức ăn ra, ngậm chặt miệng không cho mẹ đút… Khi đó, mẹ đừng vội căng thẳng, hãy kiên nhẫn và suy xét kỹ càng xem nguyên nhân bé từ chối ăn dặm là từ đâu trong những nguyên nhân dưới đây để có cách xử lý phù hợp:

Mới bắt đầu ăn dặm bé đã có biểu hiện lười ăn, mẹ nên làm gì để tạo hứng thú và cải thiện tình hình?-1

1. Không quen với thức ăn mới

Chuyển từ thức ăn lỏng là sữa mẹ hay sữa công thức sang một loại thức ăn mới có tính chất đặc hơn, thậm chí là cứng hơn là một sự thay đổi rất lớn đối với bé. Quá trình này đòi hỏi bé yêu phải có sự làm quen và thích nghi. Vậy nên mẹ cần kiên trì hơn, tập cho bé dần dần và nên cho bé ăn từ loãng, lỏng trước và từng ít một để trẻ dễ làm quen, đừng vội vàng đốt cháy giai đoạn, cho bé ăn đặc luôn vừa khiến bé sợ vừa có thể gây hóc, nghẹn rất nguy hiểm.

2. Thời điểm ăn dặm chưa phù hợp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu tập ăn dặm là 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng là một nguyên nhân khiến bé lười ăn và ảnh hưởng không tốt tới quá trình ăn dặm của trẻ.

Nếu bạn cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên sẽ gặp khó khăn trong hấpthụ dưỡng chất. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, lười ăn và bú mẹ. Nếu bạn cho con ăn dặm quá muộn, việc thích nghi với các món ăn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Những điều này chính là khởi nguồn khiến trẻ lười ăn dặm ngay từ khi bắt đầu. 

3. Thức ăn không ngon, nhàm chán, thiếu dưỡng chất

Cũng giống người lớn, trẻ nhỏ sẽ không ăn nổi món ăn dở không hợp khẩu vị, hoặc phải ăn liên tục 1 món trong nhiều ngày thì chắc chắn sẽ không muốn ăn nữa. Việc này không chỉ khiến bé bị nhàm chán mà còn gây ra tình trạng thiếu chất do không được bổ sung đầy đủ. Lâu dần, trẻ sẽ bị mất vị giác, không còn cảm giác ngon miệng và thèm ăn, dẫn đến lười ăn.

4. Do thức ăn không phù hợp

Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có nhu cầu và khả năng hấp thụ thức ăn theo các cấu trúc khác nhau. Nếu mẹ cho bé ăn thức ăn có cấu trúc không phù hợp cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ sợ ăn, chán ăn.

5. Do tình trạng sức khỏe

Mọc răng, cảm sốt, rối loạn tiêu hóa hay bé mắc một bệnh lý nào đó… tất cả những vấn đề sức khỏe này đều làm bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Khi đó, mẹ chỉ cần cho bé nghỉ ngơi, điều trị dứt điểm các bệnh lý, bé sẽ mau chóng khỏe mạnh và ăn ngon miệng trở lại.

6. Ăn nhiều bữa mỗi ngày

Đối với mỗi độ tuổi, nhu cầu năng lượng của trẻ là khác nhau. Bởi vậy, mẹ cần cân đối lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn sao cho khoa học. Thực tế, nhiều mẹ sợ con còi nên hay ép ăn và khiến trẻ có tâm lý sợ ăn. Hãy là một bà mẹ thông thái bằng cách tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp cho con. Ví dụ như bé 6-7 tháng tuổi chỉ cần ăn 1 bữa bột lỏng 100 – 200 ml/ngày; Bé 8-9 tháng có thể tăng 2 bữa bột đặc 200 ml/ngày; Bé 10-12 tháng tuổi tang 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml/ngày…

7. Chế biến quá nhiều loại thực phẩm

gay khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ đã sử dụng thật nhiều loại thực phẩm – Đây là một trong những sai lầm rất phổ biến! Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể tiêu hóa được những thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo…

Đáng lo ngại hơn là một số thực phẩm khó tiêu có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa… Bởi vậy, trong giai đoạn đầu, mẹ nên khởi động bằng những món ăn với 1-2 thành phần để theo dõi phản ứng của trẻ và có hướng điều chỉnh thực đơn cho phù hợp.

8. Nấu 1 nồi cháo… để ăn cả ngày

Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ bỉm sữa thường nấu sẵn 1 nồi cháo có đủ thịt, rau từ sáng và khi đến bữa thì lấy ra xay, nấu lại. Cách này không chỉ làm giảm lượng dinh dưỡng của thực phẩm do nấu đi nấu lại nhiều lần mà còn khiến hương vị món ăn giảm đi và trẻ không còn hứng thú. Hãy nấu bữa nào thì ăn bữa đó để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm và giúp trẻ thích thú hơn.

Mới bắt đầu ăn dặm bé đã có biểu hiện lười ăn, mẹ nên làm gì để tạo hứng thú và cải thiện tình hình?-2

# Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Đây là câu hỏi quen thuộc với các chuyên gia và những người nuôi con nhỏ độ tuổi ăn dặm vì không ít gia đình đang phải đối mặt với tình trạng này. Nhưng câu trả lời cho mỗi bé có thể không giống nhau, phải căn cứ vào thực tế bữa ăn dặm của trẻ cũng như thể trạng, khả năng thích nghi… của từng bé để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đã đưa ra một số nguyên tắc chung sau để cải thiên việc trẻ lười ăn dặm, phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng cho con khi cần thiết:

- Từ loãng đến đặc: Khi mới bắt đầu ăn vào tháng thứ 6, mẹ chỉ cần nấu bột thật loãng cho con, tăng độ đặc từ từ và tập cho bé ăn cháo khi được 8 - 9 tháng. Việc bắt đầu bằng cách ăn bột loãng tránh cho hệ tiêu hóa của trẻ phản ứng gay gắt với thức ăn lạ, sau một thời gian ăn dặm con sẽ có đủ men tiêu hóa để hấp thụ những món phức tạp như cháo, cơm, rau, thịt...

- Từ ngọt đến mặn: Bột ngọt tương tự mùi vị sữa mẹ nên khá thân thiện với trẻ, thường được khuyến khích dùng trước. Sau khoảng 1 - 2 tuần khi đường ruột của con thích nghi được với loại thức ăn mới, mẹ có thể cho bé ăn bột mặn với nhiều dinh dưỡng hơn.

- Từ ít đến nhiều: Bữa đầu tiên con ăn được vài thìa bột là đủ, mẹ không nên ép con ăn hết chén. Vào những bữa sau tập cho con ăn từ 2 - 3 thìa lên 1⁄3 bát, rồi nửa bát, 2⁄3 bát... Làm như vậy con sẽ không có cảm giác sợ vì bị ép ăn quá nhiều, có thời gian thích nghi dần.

- Màu sắc bắt mắt: Ngoài đảm bảo cung cấp đủ nhóm chất thiết yếu, bột ăn dặm cũng nên được chế biến đa dạng, trang trí hấp dẫn để kích thích con mỗi ngày.

- Vừa đủ dinh dưỡng: Món ăn của con cần có đủ bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không phải con càng ăn nhiều chất bổ thì càng phát triển tối ưu. Nếu món ăn của con dư đạm, dư chất béo, cơ thể sẽ phản đối bằng cách rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, chướng bụng... khiến trẻ không chịu ăn dặm. Vì vậy, trong mỗi chén bột của con cần được cân đối lượng chất dinh dưỡng để đảm bảo hấp thu hết. Mẹ có thể xay các loại thịt, cá, rau... vào bột và cháo nấu chín và nhớ thêm 1 muỗng nhỏ dầu oliu.

- Không cai sữa sớm cho con: Dù con đủ 6 tháng nhưng không nên vội vàng cho bé ăn nhiều để thay thế sữa mẹ, bởi đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi. Đột ngột cai sữa không những khiến con mất đi dưỡng chất quan trọng, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, con quấy khóc, khó chịu với thức ăn.

- Kiên nhẫn tập con ăn từ từ: Khi mới làm quen với thức ăn, có thể con sẽ ói hoặc nhè ra, nhưng mẹ đừng vội bù sữa ngay, cũng tuyệt đối không nên ép trẻ ăn. Cứ tiếp tục đút từng thìa nhỏ cho tới khi con dần quen, sẽ không còn ói nữa.

- Đa dạng hóa thực đơn cho bé: Thường xuyên nấu món mới, thay đổi cách chế biến không chỉ giúp đa dạng hóa thực đơn cho bé mà còn giúp mẹ tìm ra được món yêu thích của con. Khi con được ăn đúng món con thích, hoặc ăn nhiều món khác nhau, vị giác của con sẽ được kích thích, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, việc ăn uống sẽ hiệu quả hơn.

Mới bắt đầu ăn dặm bé đã có biểu hiện lười ăn, mẹ nên làm gì để tạo hứng thú và cải thiện tình hình?-3

- Mỗi bữa ăn không quá 30 phút: Dù trẻ chưa no bụng, cha mẹ cũng nên kết thúc bữa ăn sau tối đa 30 phút. Việc này sẽ giúp hình thành thói quen ăn đúng giờ ở trẻ, đồng thời thiết lập đồng hồ sinh học của trẻ. Đặc biệt, không chơi đồ chơi, không bế rong, không xem điện thoại… để trẻ tập trung vào bữa ăn.

Nếu đã áp dụng tất cả những lời khuyên trên nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng trẻ không chịu ăn dặm, mẹ có thể đưa con đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, đồng thời xây dựng thực đơn cá nhân hóa để khắc phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con

Ăn Dặm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.