Nếu không đặt ra các quy tắc cho trẻ trước 4 tuổi, cha mẹ sẽ khó có thể kiểm soát trẻ trong tương lai!

Cha mẹ không ngừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phàn nàn, dọa nạt, thậm chí là la mắng, dọa đánh nhưng trẻ vẫn không làm đúng. Áp dụng những phương pháp này để lập quy tắc cho trẻ, bố mẹ có thể nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ cẩn thận, độc lập và hiểu chuyện.

Làm cho trẻ sẵn sàng chấp nhận "quy tắc": 

1. Đưa ra các quy tắc theo cách mà trẻ hiểu

Nếu không đặt ra các quy tắc cho trẻ trước 4 tuổi, cha mẹ sẽ khó có thể kiểm soát trẻ trong tương lai!-1
Để đặt ra các quy tắc cho trẻ 1 hoặc 2 tuổi, cha mẹ phải sử dụng cách mà trẻ có thể hiểu được. Chẳng hạn, đối với trẻ dưới 2 tuổi, trực tiếp nói "Con đi dọn đồ chơi đi" mà trẻ không hiểu, cha mẹ có thể nói "Hãy gửi đồ chơi về nhà của chúng nhé", như vậy trẻ sẽ dễ hiểu hơn.

2. Thông qua thảo luận, cùng nhau đưa ra các quy tắc

Trẻ em có thể hiểu được hướng dẫn của cha mẹ khi con hơn 3 tuổi, khả năng hiểu và tự chủ của trẻ so với trước đã được cải thiện hơn nhiều. Cha mẹ có thể thảo luận về những gì nên làm và những gì không nên làm với trẻ.

Trong quá trình đàm phán, hãy để trẻ tự cảm nhận và đánh giá, ví dụ về cách ứng xử khi có khách đến nhà, cha mẹ có thể hỏi con: "Khi có khách đến chơi nhà thì con phải làm thế nào? Những gì con không nên  làm?"... Từ đó, cùng nhau thiết lập các quy tắc hiếu khách.

3. Quy tắc là của gia đình, cả nhà cùng nhau thực hiện

Khi các quy tắc được đặt ra cùng nhau, các thành viên trong gia đình phải tuân theo chúng và cha mẹ đặc biệt cần phải dẫn dắt bằng việc làm gương. 

Nếu không đặt ra các quy tắc cho trẻ trước 4 tuổi, cha mẹ sẽ khó có thể kiểm soát trẻ trong tương lai!-2

Một số phụ huynh quy định con không được xem tivi sau giờ học nhưng khi con làm bài thì ngồi ở phòng khách xem tivi, khi đọc sách thì yêu cầu con ngồi thẳng lưng nhưng cha mẹ lại nằm giường đọc... Nếu cha mẹ không tự giác, chỉ yêu cầu con làm thì chắc chắn con cái sẽ chống đối, muốn con tuân theo thì cha mẹ phải làm gương tốt.

4. Đừng phá vỡ các quy tắc một cách dễ dàng

Khi đòi hỏi mà không được đáp ứng, bé sẽ phản ứng gay gắt và cư xử khó ưa hơn. Nhưng cha mẹ đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lý cho những giọt nước mắt hay tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Bản thân cha mẹ cũng không nên bực tức, la hét với con, như vậy là đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo.

Hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con. Nếu cha mẹ cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc hoặc bối rối không biết xử trí, hãy đảm bảo con ở tình trạng an toàn và ra ngoài thư giãn một chút. Sau khi tâm trạng ổn định hơn, cha mẹ hãy quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ. Cha mẹ luôn luôn phải nhớ khi sau khi xây dựng quy tắc, nhất định phải thực hiện và không thể dễ dàng phá bỏ vì tiếng khóc của trẻ.

5. Phải làm gì nếu trẻ vi phạm các quy tắc?

Nếu trẻ vi phạm, có nên trừng phạt trẻ hay không? Kỷ luật trẻ là chuyện cần thiết, để trẻ hiểu khi con không tuân thủ quy tắc, con sẽ phải "trả giá" cho hành động của mình. Nhưng hình phạt cần hợp lý, hình phạt là để trẻ hiểu, không phải để thị uy, khiến trẻ sợ hãi. Sự thật là hình phạt chỉ có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn, đằng sau hình phạt là tín hiệu cho thấy "tôi mạnh, bạn yếu", đó là sự thiếu tôn trọng với trẻ, vì vậy chỉ sử dụng hạn chế, tối thiểu.

Nếu không đặt ra các quy tắc cho trẻ trước 4 tuổi, cha mẹ sẽ khó có thể kiểm soát trẻ trong tương lai!-3

"Đặt ra luật lệ” cho trẻ không phải để giới hạn trẻ em, mà là đặt ra ranh giới để bảo vệ an toàn cho trẻ, để trẻ vẫn có được sự tự do phát triển nhất định trong các quy tắc. Các quy tắc được thiết lập trong thời thơ ấu sẽ trở thành thói quen của trẻ và ảnh hưởng đến các lựa chọn trong tương lai của trẻ. Điều quan trọng nhất là để trẻ lớn lên vui vẻ, hạnh phúc nhưng không phải buông thả, chỉ có học cách tuân thủ các quy tắc thì trẻ mới có thể lớn lên một cách tốt nhất. 

Tình yêu dựa trên quy tắc mới là tình yêu đích thực. Đối với một đứa trẻ, những quy tắc và trật tự hợp lý không phải là một cái lồng, mà là một đường ray, giúp trẻ đi đúng đường trong hành trình cuộc đời.

 

Theo Tâm An - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.