Nhóm trẻ nào có EQ thấp? Đó là trẻ có những hành vi này, hãy kiểm tra xem con bạn có nằm trong số đó không?

Chúng ta có thể nhìn thấy chỉ số IQ của trẻ bằng mắt thường thông qua các hoạt động học tập. Vậy còn EQ được đánh giá như thế nào?

Tiến sĩ Daniel Gorman, thuộc khoa Tâm lý học, đại học Harvard được mệnh danh là "Cha đẻ của trí tuệ cảm xúc", qua rất nhiều nghiên cứu, ông đã đưa ra kết luận 80% thành công của một người là dựa vào chỉ số cảm xúc và chỉ số IQ chỉ chiếm 20%. Vì vậy, các bậc cha mẹ không chỉ nên quan tâm đến sự phát triển trí tuệ mà còn phải trau dồi trí tuệ cảm xúc (EQ) cho con em mình.

Chúng ta có thể nhìn thấy chỉ số IQ của trẻ bằng mắt thường thông qua việc quan sát trẻ tiếp thu các kiến thức mới có nhanh hay không hay kết quả học tập của trẻ có tốt hay không... Vậy còn EQ được đánh giá như thế nào?

Các chuyên gia tâm lý cho biết, trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp nhìn chung sẽ có những biểu hiện nhất định, vì vậy, nếu thấy trẻ gặp một trong các vấn đề như dưới đây, hãy nhanh chóng đi khám xem trẻ có ổn không nhé.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp

Trẻ có EQ thấp thích phản bác ý kiến của người khác.

Cô bé Xuân 10 tuổi, luôn khiến mẹ cảm thấy rất xấu hổ mỗi khi đưa đi chơi, bởi tích cách khó ưa của mình.
 
Một lần, khi mẹ đưa Xuân đi dự đám cưới, có người trong bàn ăn nói cô bé nhìn rất giống mẹ. Khi bạn mẹ vừa nói xong Xuân đã phản kháng ngay: "Mẹ cháu nói em trai cháu giống mẹ. Sao cháu có thể giống mẹ cháu được chứ”, " Trông em như này mà chị nói em giống mẹ à, em chân dài giống bố chứ không thấp như mẹ đâu." Thấy con nói với người lớn như vậy, mẹ bé Xuân cảm thấy rất xấu hổ, nhưng cô vẫn cố gắng nén giận cho qua, tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đấy.

Nhóm trẻ nào có EQ thấp? Đó là trẻ có những hành vi này, hãy kiểm tra xem con bạn có nằm trong số đó không?-1

Khi mẹ đưa cho Xuân món thịt xào chua ngọt yêu thích, cô bé đã ném ngay ra khỏi bát và nói: “Hôm nay con không muốn ăn thứ này.” Sau bữa ăn, cô bé còn la hét với mẹ khiến mọi người xung quanh phải lắc đầu ngao ngán.

Một số đứa trẻ là vậy, luôn cố tình chống đối lại cha mẹ, hễ người lớn nói xuôi thì chúng lại nói ngược.  Việc làm tổn thương người khác để đạt được cảm giác vui vẻ cho mình, đó cũng là một biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp. Nếu trẻ luôn tỏ thái độ như vậy, cha mẹ phải cẩn thận.

Trẻ tự cho mình là trung tâm và không coi trọng cảm xúc của người khác.

Một đặc điểm rõ ràng khác của trẻ em có EQ thấp là chúng ích kỷ, độc đoán và tự cho mình là trung tâm.

Ở các trường mẫu giáo, chúng ta thường thấy những đứa trẻ lúc nào cũng muốn dành hết đồ chơi của các bạn và không cho ai chơi cùng. Do tính ích kỷ như vậy nên chúng không có bạn và thường chỉ chơi một mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp thì sau này khi trẻ lớn lên, với tính cách ấy sẽ có rất ít hoặc không có bạn bè. Đương nhiên, mối quan hệ giữa các cá nhân kém cũng là một trở ngại cho sự phát triển sau này của trẻ.

Trẻ thích trêu chọc người khác và tự hào về điều đó.
 
Những đứa trẻ có sở thích chọc ghẹo mọi người cho vui, ngay cả khi người khác có ưu điểm thì chúng cũng không nhìn ra được mà chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của họ để giễu cợt. Khi trẻ có sở thích như vậy dần dần sẽ hình thành nên những thói quen xấu như: Cách nói chuyện cay đắng và hằn học, cố chấp, bảo thủ,… Và đương nhiên với những tính cách không tốt đó sẽ để lại ấn tượng xấu cho người khác nên rất khó để có thêm những người bạn tốt.

Chỉ thích khen

Trẻ nhỏ thường rất thích được khen nhưng nếu trẻ phản ứng mạnh khi bị phàn nàn, chê trách bằng cách: tức tối, la hét, ngỗ nghịch thì chứng tỏ đứa trẻ đó có chỉ số EQ thấp. Khi không thiện chí với những lời góp ý, chỉ thích khen ngợi, dần dần trẻ sẽ không phân biệt được đúng sai, không biết đánh giá bản thân mình, thậm chí còn hình thành tích cách tự cao tự đại.

Nhóm trẻ nào có EQ thấp? Đó là trẻ có những hành vi này, hãy kiểm tra xem con bạn có nằm trong số đó không?-2

Trẻ bối rối và khó chịu.

EQ của một đứa trẻ không chỉ thể hiện qua lời nói. Một đứa trẻ trưởng thành, biết suy nghĩ và biết kiềm chế cảm xúc của mình sẽ có EQ cao. Trẻ hoảng sợ về điều gì đó cũng là biểu hiện của EQ thấp.

Nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ (chỉ số thông minh). Trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại...Tuy nhiên, trí thông minh cảm xúc của trẻ không phải bẩm sinh mà là kết quả sự giáo dục trong gia đình của cha mẹ. Vì vậy, để cải thiện EQ, cha mẹ hãy nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ thông qua một số gợi ý sau:

Cách nuôi dưỡng cảm xúc EQ của trẻ

1. Đừng làm hư trẻ, hãy để trẻ học cách đồng cảm.

Tại sao một số trẻ ích kỷ, độc đoán, không coi trọng cảm xúc của người khác? Đó là vì sự chiều chuộng con cái từ nhỏ của cha mẹ đã tạo điều kiện cho chúng hình thành thói quen xấu. Do đó, nếu bạn không muốn con mắc tính xấu, hãy để trẻ biết rằng nếu con nói điều gì đó khó nghe, người khác sẽ rất khó chịu. Chỉ khi trẻ đã trải qua sự đồng cảm, chúng mới có thể biết những gì không nên nói và những gì không nên làm.

2. Không đánh đập, mắng mỏ trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình nhưng sự ổn định về mặt cảm xúc của trẻ lại liên quan đến cách cha mẹ giao tiếp với trẻ. Khi nói chuyện với con cái, chúng ta phải đối xử với chúng bình đẳng như người lớn, chỉ khi trẻ được tôn trọng thì chúng mới có thể học cách tôn trọng người khác.

Nhóm trẻ nào có EQ thấp? Đó là trẻ có những hành vi này, hãy kiểm tra xem con bạn có nằm trong số đó không?-3

3. Yêu đời và truyền năng lượng tích cực cho trẻ.

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao, chúng tự tin, vui vẻ và có ý chí. Cha mẹ yêu đời và không ngại khó khăn, đó là cách giáo dục con cái tốt nhất, giúp lan truyền năng lượng tích cực trong trái tim của đứa trẻ khiến nó không ngại khó khăn, thất bại và luôn có thể mỉm cười đối mặt với cuộc sống.

Theo An Nhiên- Vietnamnet


Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.