Qua sự việc 3 đứa trẻ ngơ ngác nép vào mẹ khi bố quăng mâm cơm vào mặt: Những đứa trẻ sống trong gia đình bạo lực sẽ tổn thương tâm lý nặng nề

Hành động khó chấp nhận của một người làm chồng, làm cha sẽ để lại những tổn thương tâm lý khó chữa lành trong lòng con trẻ.

Những khoảnh khắc sợ hãi khó quên trong đời

Tối ngày 23/3, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh xích mích, mâu thuẫn của một gia đình ngay trong bữa ăn, đặc biệt hành động đầy bạo lực của người chồng với vợ con khiến nhiều người bức xúc. 

Theo đoạn clip đăng tải, khi cả gia đình đang ăn cơm thì giữa hai vợ chồng xảy ra tranh cãi. Lúc này, người đàn ông đứng dậy chỉ tay vào mặt người vợ và quát "Mày với ai?". Nhưng hành động sau đó của người chồng mới khiến tất cả phẫn nộ.

Sau câu quát mắng vợ, gã đàn ông bê cả mâm cơm hất vào người vợ và 3 đứa con nhỏ đang ngồi gần đó. Đặc biệt, mâm cơm đó còn hất thẳng vào mặt của người vợ đầy đau đớn.

Chồng hất cả mâm cơm vào vợ và con nhỏ trong bữa ăn

Chứng kiến những hành động đầy bạo lực của bố, 3 đứa trẻ ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ biết nép vào bên mẹ.

Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã khiến CĐM không khỏi bức xúc, phẫn nộ trước hành vi của người chồng. Mặc dù cuộc sống gia đình sẽ có lúc cãi vã mâu thuẫn, nhưng hành vi bạo lực của người đàn ông trong trường hợp trên là không thể chấp nhận được.

Chưa kể bát đũa và những vật dụng khác trong mâm cơm có thể trực tiếp gây nguy hiểm cho người vợ và các con nhỏ ngồi cạnh.

Ảnh hưởng của bạo hành gia đình đến trẻ nhỏ

Không rõ đã có chuyện gì xảy ra, có thể là trong lúc bực tức người vợ gọi chồng là "mày" khiến anh ta tức giận và nóng nảy tới mức hành xử như vậy. Một người chồng, người cha cho mình được quyền đánh đập, chửi bới những người thân đáng nhẽ phải nhận được nhiều tình cảm nhất. Hành động vũ phu, đầy bạo lực này có vẻ như không phải xảy ra lần đầu. 

Sau cú ném không biết người vợ và các bé có bị thương hay không nhưng có một điều chắc chắn rằng họ không chỉ bị tổn thương về thể xác mà cả tâm lý cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Việc cãi vã trong gia đình là không thể tránh khỏi nhưng cách mà những người lớn lựa chọn hành xử khi xảy ra xung đột sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các con của mình. 

Nhìn 3 đứa trẻ ngơ ngác, ôm đầu nép vào mẹ ai cũng xót xa. Rồi các bé sẽ phải chứng kiến thêm bao nhiêu hành động vũ phu nữa, tâm lý và trái tim non nớt sẽ sợ hãi tới mức nào. Bạo lực gia đình luôn là nỗi ám ảnh và gây ra nhiều hệ lụy xấu đến con trẻ.

Đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc và êm ái nhất trong những năm tháng đầu đời. Được sống cùng cha mẹ và những người ruột thịt khác, được hưởng tình yêu thương cũng như sự chăm sóc về vật chất và tinh thần là quyền chính đáng của mọi trẻ. Khi lớn lên, những đứa trẻ được chăm sóc cẩn thận thường có đủ hiểu biết và sức khỏe và sống một cuộc sống hữu ích cho gia đình và xã hội. Nhưng trên thực tế có rất nhiều trẻ đã không được sống như vậy.

Qua sự việc 3 đứa trẻ ngơ ngác nép vào mẹ khi bố quăng mâm cơm vào mặt: Những đứa trẻ sống trong gia đình bạo lực sẽ tổn thương tâm lý nặng nề-1

Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi bạo hành trong cách cư xử của bố mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc lớn không thể hiểu hết nỗi khổ và khiếp sợ của con trẻ khi phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình. Rất nhiều đứa trẻ đã thừa nhận rằng chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo hành của bố với mẹ.

Bạo lực gia đình có khả năng làm cho tinh thần trẻ sa sút, cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ. Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình sẽ luôn trong trạng thái lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt bị ảnh hưởng. Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ hoàn toàn có thể bắt chước và coi những hành động bạo lực đó là chuyện bình thường, không có sự ăn năn, mặc cảm nào khi tái diễn chúng trong tương lai. Cha mẹ là những tấm gương của con cái, nếu gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực thì không chắc trong tương lai, những đứa trẻ sẽ có một gia đình hòa thuận, êm ấm. 

Không chỉ vậy, nhiều trẻ chứng kiến bạo lực gia đình có nguy cơ bỏ học, học hành sa sút và bị rối loạn nhân cách (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ.

Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ. Những bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông.

Gia đình có thể xảy ra mâu thuẫn, nhưng là những bậc phụ huynh, những người bảo vệ và yêu thương con cái duy nhất trên đời này cần phải có hành động và lời nói phù hợp. Điều quan trọng nhất là tránh làm tổn thương tới các con. Trẻ có quyền được sống hạnh phúc, được yêu thương và trân trọng. 

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/qua-su-viec-3-dua-tre-ngo-ngac-nep-vao-me-khi-bo-quang-mam-com-vao-mat-nhung-dua-tre-song-trong-gia-dinh-bao-luc-se-ton-thuong-tam-ly-nang-ne-2220222531149989.htm

bạo hành

bạo lực gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.