Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết

6 tháng tuổi bé bắt đầu bước sang thời kỳ ăn dặm, ngoài cháo bột các loại, trái cây cũng là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt mà các mẹ nên cho con tập ăn.

Tuy nhiên, trong vô vàn các loại trái cây nên chọn loại nào bổ dưỡng và không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của bé thì chắc chắn nhiều mẹ bỉm sữa còn rất lúng túng.

Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết-1

# Bé 6 tháng ăn được những trái cây gì?

Trái cây tươi, sạch, ngon ngọt luôn là món khoái khẩu đối với cả trẻ con và người lớn. Về cơ bản, chúng lành tính và dễ ăn hơn rất nhiều so với các món phải qua nấu nướng kỳ công. Vậy nhưng không vì thế mà chúng ta có thể cho trẻ em, nhất là các bé mới bước vào độ tuổi ăn dặm ăn tùy hứng, thấy gì ngon và bổ dưỡng cũng cho con ăn. Lý do là thời điểm này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, khi tiếp xúc với thức ăn lạ và không hợp cơ địa rất dễ bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc nguy hiểm. 

Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết-2

Theo đó, để an toàn cho trẻ, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và lựa chọn trái cây cho con yêu làm quen theo danh sách gợi ý dựa trên các nghiên cứu và thực tế được kiểm nghiệm. Cụ thể, một số loại trái cây bé 6 tháng tuổi có thể ăn được là:

1. Chuối:

Chuối giàu kali, cực kỳ bổ dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Trong chuối chứa rất nhiều calo và các loại vitamin tổng hợp A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, các vi khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể bé. 

2. Bơ:

Bơ là loại trái cây cực kỳ tốt cho bé trong mọi lứa tuổi nhất là thời kỳ ăn dặm. Trong loại trái cây này có chứa nhiều các chất béo không no, beta carotene, lutein carotenoid, folate, kali, vitamin B … rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ và giúp bé tăng cân rất nhanh.

3. Thanh long: 

Thanh long chứa nhiều nước và giàu vitamin. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể thanh long còn chứa các chất có tác dụng phòng ngừa và làm dịu triệu chứng bệnh cảm cúm và sốt xuất huyết ở trẻ em.

Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết-3

 

4. Táo đỏ:

Đây là loại trái cây bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng cho bé nên rất tốt để cho bé ăn dặm. Trong táo đỏ có chứa nhiều carbohydrate, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa đang trong thời gian hoàn thiện của bé. Ngoài ra, táo còn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh như hen suyễn ở trẻ.
 

5. Đu đủ chín:

Đu đủ khi chín mềm, dễ nuốt, là thức ăn lí tưởng cho các bé thời kì ăn dặm. Trong đu đủ có nhiều chất xơ và enzyme papain, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Hơn nữa, đu đủ còn cung cấp nguồn beta-carotene phong phú, giàu vitamin (A, C, E) và lượng lớn axit folic giúp tăng cường thị lực và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bé 6 tháng tuổi.

6. Lê:

Trái cây này có tính mát, vị ngọt thanh, phù hợp cho cả những bé kén ăn. Trong quả lê chứa 1 lượng nhỏ vitamin C, K, kali và đồng, giàu chất xơ. Loại quả này rất tốt cho hệ tiêu hóa và cũng giúp bảo vệ các mô.

Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết-4

7. Xoài ngọt:

Xoài là trái cây nhiệt đới mềm, ngon, có ít chất béo, ít calo nhưng rất giàu chất xơ, nhiều vitamin A, B, C cũng như sắt, kali và protein... Do đó, mẹ hoàn toàn có thể chọn đây là loại quả cho bé làm quen ngay từ những buổi đầu tiên tập ăn dặm.

8. Hồng xiêm: 

Quả hồng xiêm chứa nhiều vitamin như B, C và các khoáng chất: kali, canxi, magie, phốt pho. Hồng xiêm còn chứa nhiều đường tự nhiên và chất béo nên sẽ hỗ trợ trẻ tăng cân tốt.

9. Đào: 
 

Đào thanh ngọt, được rất nhiều trẻ yêu thích. Loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, PP; protein; các loại đường glucose, saccarose, beta-carotene và các dưỡng chất sắt, photpho, kali… hỗ trợ phát triển thị lực, tăng cường lưu thông máu cho trẻ.

Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết-5

# Lượng ăn và cách làm trái cây ăn dặm cho trẻ 6 tháng

Quy tắc chung cho mọi trẻ bắt đầu tập ăn dặm là phải ăn đồ xay nhuyễn, mềm và không được quá đặc. Đối với trái cây cũng vậy, khi mới cho bé 6 tháng tuổi làm quen với trái cây, bố mẹ phải rửa thật sạch, bỏ vỏ và hạt nếu có, nghiền nhuyễn và cho bé ăn chút một. Có thể thêm sữa hoặc chút nước để trái cây sau nghiền có độ sánh và đặc vừa phải để bé dễ ăn, dễ nuốt. Dù bé có tỏ ra thích ăn cũng không nên cho ăn nhiều, mà chỉ ăn lượng vừa đủ và thăm dò phản ứng của cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của bé sau ăn, nếu ổn thì mới tăng dần ở những bữa sau.

Dưới đây là những lưu ý cụ thể được các chuyên gia khuyến cáo khi cho bé 6 tháng tuổi ăn trái cây, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ để giúp bé ăn dặm khoa học và hiệu quả:

- Từ 6 tháng tuổi, các bé có thể ăn khoảng 20 đến 50g trái cây nghiền mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều vì bé không tiêu hóa hết được và gây ảnh hưởng tới bữa chính.

- Thời điểm ăn trái cây tốt nhất là vào buổi sáng, đây là lúc hệ tiêu hóa có thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ trái cây sau 1 đêm nghỉ ngơi hoặc bữa xế chiều và nên cho bé ăn trước bữa chính tầm 1 tiếng.

- Với loại trái cây chín mềm, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn để bé ăn trực tiếp, nhưng trái cây cứng thì có thể ép lấy nước hoặc hấp cách thủy cho mềm.

Những loại trái cây tuyệt vời cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách ăn an toàn mẹ cần biết-6

- Với các loại hoa quả cứng hơn thì mẹ nên ép lấy nước hoặc hấp cách thuỷ cho mềm, nghiền nhuyễn rồi mới cho bé ăn.

- Nên tập cho bé ăn trái cây bằng cách ăn từng tí một và tăng dần lên. Lúc đầu chỉ nên cho bé tập làm quen bằng cách uống một ít nước trái cây để dễ hấp thụ và mẹ có thể quan sát, kiểm tra xem bé có bị dị ứng với trái cây đó hay không.

- Không cho trẻ ăn trái cây chứa nhiều vitamin C kết hợp với các món ăn dặm có chứa các loại hải sản.

- Cần chọn hoa quả đúng mùa để tránh việc loại quả đó chứa nhiều thuốc hóa học hoặc chất bảo quản độc hại.

- Hạn chế các loại trái cây có vị chua, chát, đắng vì dễ làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa của trẻ.

- Tuyệt đối không sử dụng hoa quả trái cây thay cho bữa chính, chỉ ăn làm bữa phụ và điều độ cùng thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé phát triển toàn diện.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi con

Ăn Dặm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.