Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé “bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Thế giới của trẻ con không như người lớn nhưng người lớn lại dùng tư duy của mình để hiểu những mâu thuẫn giữa trẻ.

Mới đây, một đoạn video được cho là từ camera giám sát của một công viên giải trí ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã ghi lại cảnh tượng thót tim.

Khi lũ trẻ đang chơi tại khu nhà bóng, một cậu bé đã giật khối xốp của một bé gái. Bố của bé gái nhìn thấy, rất xót con. Khi cậu bé vừa xuống từ cầu trượt, người bố của bé gái đã tới, kéo cậu bé khỏi cầu trượt.

Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác-1

Đối mặt với cậu bé, người này không chỉ mắng mà còn tát vào mặt cậu bé một cái. Sau đó, ông bố này tiếp tục tỏ vẻ khó chịu, kéo cậu bé thêm nhiều lần, cuối cùng đẩy cậu bé xuống bể bóng.

Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác-2Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác-3

Chỉ trong vài giây nhưng vài đứa trẻ bên cạnh đã bị choáng váng.

Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về một sự kiện được đông đảo phụ huynh quan tâm gần đây, khi một ông bố ở Lào Cai thấy con mình mà một đứa trẻ khác tranh giành đồ chơi, đã lao vào tát, giật tóc, cho con người khác một trận đòn. Sau khi sự việc bung bét, công an vào cuộc, triệu tập nhưng hiện người đàn ông đã không còn ở địa phương. Tất nhiên, người đàn ông này sẽ phải trả giá về mặt pháp lý và tình người nhưng bản chất cách giáo dục của anh ta mới là vấn đề cần phải điều chỉnh.

Đa số cư dân mạng cho rằng: Cha mẹ có thể can thiệp vào những mâu thuẫn giữa các con, nhưng đánh người khác là không đúng.

Cha mẹ yêu thương con cái mình nhưng đứa trẻ bị anh ta đánh cũng là con vàng con bạc của cha mẹ người khác!

Nhìn thấy con mình bị “bắt nạt”, phản ứng đầu tiên của cha mẹ có lẽ là lo lắng, muốn cho đứa trẻ kia một ít đòn để đòi lại công bằng cho con. Tuy nhiên, xung đột giữa những đứa trẻ và sự can thiệp mạnh tay của người lớn thường biến thành một trò hề, tệ hơn nữa là gây ra những bi kịch không thể cứu vãn.

Cha mẹ mất kiểm soát cảm xúc khiến con cái trở thành nạn nhân thực sự

Cách đây không lâu ở Trung Quốc, tại một công viên giải trí ở Hàng Châu, một bé gái đã dẫm nhầm vào chân một bé trai. Bố mẹ bé gái liên tục xin lỗi nhưng mẹ của bé trai không đồng ý, làm ầm ĩ lên, cuối cùng là xô xát với cha mẹ của bé gái.

Thực tế, cậu bé không hề khóc sau khi bị giẫm lên. Nhưng chỉ cần nhìn thấy cảnh mẹ gầm lên mất kiểm soát, đứa con nhỏ đã sợ đến mức không thể ngừng khóc.

Tôi không khỏi lo lắng cho cậu bé này, dưới cách giáo dục như thế, điều gì sẽ xảy ra với đứa trẻ khi lớn lên?

Liệu có giống như mẹ của mình, phản ứng đầu tiên trước một vấn đề không phải là bình tĩnh và lý trí, mà là dùng bạo lực để giải quyết.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Có hàng chục hàng trăm hình thức giáo dục, hình thức giáo dục đầu tiên luôn là dạy bằng giới luật và gương sáng!

Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác-4

Nhà tâm lý học người Mỹ Bandura từng làm một thí nghiệm rất nổi tiếng mang tên "Thí nghiệm búp bê Bobby". Thí nghiệm này cho thấy hành vi bạo lực của người lớn có ảnh hưởng tinh tế đến trẻ em.

Khi trẻ em thấy người lớn liên tục tấn công búp bê Bobby theo nhiều cách khác nhau, trung bình mỗi em bắt chước hành vi hung hăng của người lớn 38 lần. Nói cách khác, với tư cách là cha mẹ, người gần gũi nhất của đứa trẻ, nếu họ thường sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề trong giáo dục thông thường, điều đó tương đương với việc cho đứa trẻ một "giấy phép" có thể sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ cảm thấy: Chỉ cần điều gì đó khiến mình không hài lòng thì có thể giải quyết bằng bạo lực. Một khi đứa trẻ lớn lên đã quen với bạo lực và khó kiểm soát cảm xúc của mình thì việc có được chỗ đứng trong xã hội ngày nay là rất khó khăn. 

Đứa trẻ nào cũng là trái tim, linh hồn của cha mẹ, con bị đau một thì bố mẹ còn thấy đau gấp đôi. Tuy nhiên, việc bảo vệ con một cách mù quáng không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến mọi việc trở nên mất kiểm soát, thậm chí còn mang đến những tác hại không thể xóa nhòa cho trẻ.

Lo lắng để bảo vệ con, tốt hơn là nên quan sát trước

Đôi khi, hành vi phi lý của người lớn là do họ sử dụng tư duy của người lớn để hiểu những mâu thuẫn giữa trẻ và cảm thấy rằng con mình đang bị “bắt nạt”.

Trên thực tế, chúng tôi cảm thấy rằng việc một đứa trẻ bị bắt nạt, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, có thể chỉ là sự hiểu lầm.

Tiến sĩ tâm lý Zhang Yijun (Trung Quốc) cho rằng: "Chỉ khi làm tổn thương người khác một cách ác ý mới có thể bị gọi là bắt nạt, và xung đột giữa trẻ em dưới 6 tuổi hiếm khi được gọi là “bắt nạt”. Xung đột giữa trẻ em không phải là vấn đề đúng hay sai như người lớn thường hiểu”.

Khi xảy ra xung đột giữa các con, trước hết cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc “3 KHÔNG”: không nổi nóng, không can thiệp và không sợ phải chịu khổ. Bình tĩnh quan sát diễn biến của tình huống và xem trẻ sẽ giải quyết như thế nào trước khi đưa ra quyết định.

Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác-5

Tôi đã xem một bộ phim gia đình, trong đó nhân vật người cha là một bậc thấy trong cách giải quyết xung đột giữa các con, rất đáng để các bậc phụ huynh học hỏi. Trong bộ phim, một lần người cha này thấy ba đứa trẻ đánh nhau, bao gồm con anh, anh không tức giận mà trước tiên là tìm hiểu rõ ràng tình hình, sau đó hướng dẫn bọn trẻ tìm giải pháp tốt hơn trong tình huống này.

Trong thế giới của trẻ thơ, chuyện tranh giành và đánh nhau thực sự rất bình thường. Chính trong quá trình giải quyết xung đột, chúng tăng thêm kinh nghiệm và cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của mình.

Nếu cha mẹ nhất quyết can thiệp một cách thô bạo, có vẻ như “trút giận” cho trẻ nhưng thực tế lại tước đi cơ hội học hỏi của trẻ. Cha mẹ phải nhớ rằng “xung đột là cơ hội quý giá để trẻ học các quy tắc xã hội”.

Cha mẹ có thể sử dụng những cơ hội này để chứng minh và hướng dẫn con cái họ thực hiện khả năng thể hiện bản thân, quan tâm đến nhau, giải quyết vấn đề, cảm ơn - xin lỗi và hòa thuận với nhau.

Khi con còn nhỏ, việc phụ huynh đứng ra giải quyết mọi việc cho con sẽ khiến con ngày càng phụ thuộc vào cha mẹ và không biết cách đối phó với các mối quan hệ giữa và cách hòa hợp với những người khác.

Thế nhưng, con cái rồi cũng sẽ lớn lên, khi còn nhỏ đã được cha mẹ che mưa che nắng, khi lớn lên chúng phải đối mặt với luật rừng tàn khốc này như thế nào?

Tốt hơn là để bọn trẻ lớn lên trong xung đột và từ từ trau dồi khả năng đối phó với các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Một đứa trẻ giao tiếp tốt và hợp tác với người khác sẽ không làm quá tệ cho dù đó là học tập, sinh hoạt, làm việc hay giao tiếp xã hội.

Đừng chậm trễ giải quyết

Việc bảo vệ con một cách bạo lực chắc chắn là không nên, nhưng khi xảy ra mâu thuẫn giữa các con, cha mẹ vẫn phải can thiệp thích đáng. Cha mẹ quản lý như thế nào và mức độ can thiệp đến đâu là cả một nghệ thuật.

1) Xác định xem có bắt nạt không

Người lớn có thể xác định rõ ràng hành vi nào là vui đùa và hành vi nào là bắt nạt. Cha mẹ có thể hướng dẫn con giải quyết những vấn đề đơn giản. Nhưng khi mâu thuẫn lên đến giai đoạn cố tình bắt nạt, trẻ không đủ sức nghĩ cách bảo vệ mình thì sự can thiệp của cha mẹ là hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ. 

Thêm một vụ phụ huynh tát, kéo giật cậu bé bắt nạt” con gái: Con anh là vàng ngọc nhưng đứa trẻ anh đánh cũng là bảo bối nhà người khác-6

Ví dụ như một người cha khi đưa con gái đi chơi ở công viên, một bé trai dùng súng phun nước bắn vào bé gái. Lúc đầu, người bố cho rằng đó chỉ là những cuộc cãi vã bình thường giữa những đứa trẻ.

Tuy nhiên, con gái anh nhiều lần la hét, bỏ chơi, bé trai vẫn đuổi theo và dùng súng nước xịt vào mắt cô bé. Thấy hành vi của cậu bé có biểu hiện cố ý bắt nạt, ông bố này lập tức bước tới để ngăn cản hành vi của cậu bé và nghiêm nghị nói: "Con gái chú không muốn chơi nữa, nếu cháu dùng súng nước xịt vào mắt bạn, bạn sẽ ngã và bị thương."

2) Làm dịu cảm xúc của trẻ và dạy chúng dũng cảm nói "KHÔNG"

Sau khi ngăn cản bên kia, bố mẹ phải ngay lập tức an ủi trẻ. Khi trẻ bị bắt nạt, chúng ta có thể xoa dịu cảm xúc của trẻ trước, sau đó mới hỏi xem đã xảy ra chuyện gì.

Đồng thời, khuyến khích trẻ nói với bạn rằng rằng tôi không thích hành vi đó, ví dụ, "Bạn cứ dùng súng nước xịt vào mắt mình. Như vậy là không đúng. Mình không thích".

Sau khi trẻ bộc lộ hành vi tự bảo vệ quyền lợi của mình, với tư cách là cha mẹ, về mặt đạo đức không cần thiết phải bắt buộc trẻ phải hòa giải.

Đừng yêu cầu hai đứa trẻ làm hòa với nhau với suy nghĩ cần khoan dung cũng đừng ép trẻ phải xin lỗi.

Sau khi mâu thuẫn đã được giải quyết, là hòa giải hay là không chơi với nhau nữa, hãy để cho con cái quyết định.

3) Dạy trẻ một số cách để tự bảo vệ mình

Trong tình huống bình thường, cha mẹ có thể truyền cho trẻ một số cách để tự bảo vệ mình khi xung đột.

Đối với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể sử dụng hoán đổi vai trò. Ví dụ, để trẻ ném đồ vật vào mình, cha mẹ hướng dẫn con cách che giấu cơ thể và tư thế nào để bảo vệ các bộ phận quan trọng khỏi bị thương.

Cách ngăn nhau bằng lời nói cũng là phương pháp hay. Cha mẹ có thể từ từ dạy trẻ cách tự bảo vệ mình trong cuộc sống và trò chơi hàng ngày.

Tôi nhớ trước đây đã xem phim "American Sniper", nhân vật nam chính từng nói: “Gia đình chúng ta không nuôi cừu, và ba cũng sẽ không để yên nếu các con là sói. Chúng ta là chó giữ cừu.

Chúng ta bảo vệ gia đình chúng ta, nếu có ai đó đánh con hoặc có ai đó bắt nạt em con, ba cho phép con xử đẹp nó. Con phải biết con là ai, và con phải biết mục đích của mình”.

Ý nghĩa của câu nói này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Giáo sư Li Meijin: "Trẻ em phải có một sự giáo dục không làm tổn thương người khác, nhưng chúng cũng phải có một khí chất không bị tổn thương”.

Xung đột giữa các con không có gì ghê gớm, nhưng sợ nhất là nó sẽ diễn biến thành những cuộc đối đầu bạo lực của cha mẹ.

Những người lớn mất kiểm soát có xu hướng bóp méo mọi thứ. Trẻ em thực sự thông minh hơn chúng ta tưởng, chúng sẽ tìm ra cách để bảo vệ mình trong thế giới của trẻ thơ.

Và việc chúng ta phải làm là: khi chúng giải quyết được vấn đề thì hãy để chúng tự giải quyết. Khi chúng không thể, lúc đó cha mẹ hãy là lực lượng dự phòng mạnh nhất của các con.

Chỉ khi đó, việc can thiệp mới thực sự là bảo vệ con. Bảo vệ con một cách toàn diện, suy cho cùng là mong ước lớn nhất của các bậc cha mẹ.

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet


bạo hành trẻ em

phụ huynh

Lào Cai

Trường mầm non


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.