Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic cho các mẹ

Thực phẩm hữu cơ hay còn gọi là thực phẩm organic đang trở thành xu hướng ăn sạch và lành mạnh đang được rất nhiều gia đình Việt lựa chọn trong các bữa ăn gia đình để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Ngay cả với trẻ nhỏ cũng đã có chế độ ăn dặm organic rất sớm từ 6 tháng tuổi.

Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic là như thế nào? Khi lên thực đơn ăn dặm organic cho trẻ cần lưu ý những gì?... Tintuconline mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

# Tại sao nên cho bé ăn dặm kiểu organic

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé trong giai đoạn đầu đời vẫn còn yếu nên việc thực đơn ăn sạch, lành mạnh, an toàn và đảm bảo chất lượng là rất cần thiết. Chính vì vậy kiểu ăn dặm organic đang ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn và áp dụng khi chăm sóc con yêu của mình. Trong đó một số lý do cụ thể cho việc nên cho bé ăn dặm organic được nêu ra như sau:

- Con của bạn trang trong quá trình phát triển, cần phải ăn nhiều và đa dạng các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, trái cây, rau xanh…để phát triển cân đối, tốt. Và quan trọng là thực phẩm Organic không chứa các chất hóa học, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

- Thực phẩm Organic được nuôi trồng theo một quy trình rất nghiêm ngặt để tránh sâu, rầu, côn trùng làm hại cho cây mà hoàn toàn không dùng đến thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng.

- Do được nuôi trồng như vậy nên những loại thực phẩm Organic luôn được đánh giá là nhiều chất dinh dưỡng vì có hàm lượng vitamin, chất đạm, chất oxy hóa và các dưỡng chất khác cao hơn thực phẩm thông thường. Do đó, cũng giúp cho cơ thể trẻ được hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng hoàn toàn sạch. 

# Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm organic cho trẻ 6 tháng

Việc ăn dặm Organic là rất tốt cho bé, tuy nhiên khi lên thực đơn cho con bố mẹ vẫn phải lưu ý nhiều điều để đảm báo tối ưu dinh dưỡng và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ lớn nhanh, phát triển khỏe mạnh và tránh lợi bất cập hại. Cụ thể như sau:

Dạ dày của các bé rất nhỏ

Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi có dung tích dạ dày rất nhỏ, chỉ bằng 1/5 dung tích dạ dày người trưởng thành. Như vậy, nếu người lớn chúng ta dung nạp được lượng thức ăn tương đương 1300 ml thì các bé chỉ ăn được tương đương 200 ml. Vậy nên khi tập cho bé ăn dặm và trong suốt thời kỳ ăn dặm, mẹ đừng ép bé ăn quá no khiến bé khó tiêu hóa, dễ bị nôn trớ, dẫn đến sợ ăn và từ chối thức ăn...

Trong giai đoạn này, bé vẫn bú mẹ hay uống sữa là chính. Vậy mẹ hãy bắt đầu cho bé với 1 vài muỗng bột nhỏ để bé cảm nhận và thấy thích thú, sau đó tăng dần chút một theo khả năng dung nạp của bé.
Bé cần nhiều chất dinh dưỡng

Bước vào tháng thứ 6, sữa mẹ hay sữa công thức không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các bé nên cần thiết bé phải được bổ sung qua chế độ ăn dặm. Mặc dù không ăn được lượng lớn thức ăn nhưng nhu cầu dinh dưỡng của các bé lại khá cao.

Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nhỏ từ 7 - 12 tháng cần được bổ sung 850 Kcal năng lượng, 13.5 g chất đạm, 50 g chất béo, 95 g chất bột đường, 500.6 mcg vitamin A, 50 mg vitamin C, 11 mg sắt, 3 mg kẽm và 270 mg canxi cùng với các chất dinh dưỡng khác mỗi ngày.

Như vậy 200 ml lượng thức ăn trẻ có thể dung nạp (tương đương với 1 chén cháo nhỏ) cần bao gồm đầy đủ các nhóm chất: đạm (thịt, trứng, cá, tôm, cua...), chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), bột đường (gạo tẻ, khoai tây, ngũ cốc...), vitamin và khoáng chất (các loại rau củ, trái cây...).

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, vì các bé không ăn được các thực phẩm thô và các vitamin, dưỡng chất trong thực phẩm rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến nên cần tham khảo kỹ các phương pháp chế biến.

Bắt đầu cho bé ăn dặm: chất quan trọng hơn lượng

Các mẹ thường có suy nghĩ cho con ăn càng nhiều càng tốt, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều dinh dưỡng và tăng cân tốt nhưng điều này chưa hoàn toàn đúng bởi chất quan trọng hơn lượng. Mẹ không nên áp đặt 1 lượng ăn nhất định với bé, mà cần tùy vào khả năng và nhu cầu của bé để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý như hỗ trợ năng lượng cho bé hiếu động, bổ sung đạm và chất béo cho bé nhẹ cân, thêm chất xơ cho bé dễ bị táo bón...

Đặc biệt cần lưu ý, sữa mẹ hay các loại sữa dành cho bé vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, các bữa ăn dặm chủ yếu giúp bé bổ sung dinh dưỡng chứ không phải ăn cho no. Thế nên việc kết hợp các loại thực phẩm để cho ra 1 chén cháo ăn dặm cho bé vì thế rất quan trọng. Mẹ nên chú trọng đến chất thay vì lượng ăn trong mỗi khẩu phần ăn của bé.

Thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo một số yêu cầu:

- Thức ăn cho bé tập ăn dặm cần thật mềm mịn để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

- Nên bắt đầu với các thực phẩm có vị gần với sữa mẹ để bé dễ làm quen. Mùi vị rất quan trọng với bé, ảnh hưởng đến cảm nhận và thái độ của bé với việc ăn dặm về sau. Có thể tham khảo như: bí đỏ nghiền, khoai tây nghiền, đậu hà lan hấp chín nghiền trộn sữa...

- Cần đa dạng các loại thực phẩm để bé được cung cấp đầy đủ các loại chất cũng như giúp bé luôn ngon miệng và hào hứng với từng bữa ăn.

- Cần cho bé uống thêm nước, nước hoa quả và cả trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt.

# Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là nền tảng cho quá trình "học ăn" của các bé sau này. Vì vậy việc mẹ cho bé ăn gì, ăn như thế nào là rất quan trọng để giúp bé luôn đón nhận các bữa ăn với thái độ hào hứng, vui vẻ, ăn ngon, chóng lớn. Ngoài việc nắm bắt và tuân thủ những lưu ý kể trên khi lên thực đơn ăn dặm organic cho trẻ, bố mẹ có thểm tham khảo một số thực đơn ăn dặm chuẩn organic cho bé 6 tháng như dưới đây:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuối mới tập ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuối đã quen với việc ăn dặm

Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet


Ăn Dặm


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.