- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ 9 tháng tuổi bắt đầu tập nhai, mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm thế nào để giúp con phát triển tốt nhất?
So với các bé từ 6 đến 8 tháng tuổi, trẻ ở tháng tuổi thứ 9 đã thích nghi với chế độ ăn dặm và còn biết tự cầm nắm thức ăn cho vào miệng. Đặc biệt, với sự xuất hiện của những chiếc răng sữa đầu tiên, trẻ có nhu cầu cắn - nhai và bắt đầu tập nhai.
Đây là cột mốc phát triển mới quan trọng của bé, đòi hỏi mẹ cần có thực đơn ăn dặm mới phù hợp hơn cho con về cả chất, lượng và hình thái món ăn.
# Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 9 tháng tuổi đa số đã có 4 răng cửa và bắt đầu quá trình tập nhai. Vì vậy, thay vì cháo xay nhuyễn hay bột ăn dặm với thức ăn được nghìn nát như giai đoạn trước đó, mẹ đã có thể cho con ăn thức ăn đặc hơn, to hơn. Khẩu phần ăn cũng cần tăng dần về lượng và thực phẩm phải đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của trẻ.
Cụ thể, cháo có thể để nguyên hạt, rau - củ và thịt - cá cá loại khi cho vào nấu cháo mẹ có thể băm nhuyễn là được chứ không cần nghiền nát hay lọc qua rây như trước đó. Ngoài các cữ bú mẹ và bữa ăn dặm chính, mẹ nên bổ sung thêm các bữa ăn phụ như: hoa quả, yaourt, phô mai, bơ… giúp tăng cường thêm dưỡng chất cho trẻ phát triển toàn diện.
Một cách chi tiết hơn, khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng một bữa ăn của bé cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất:
- Tinh bột: gạo, yến mạch, bột mì, bún, nui, phở, các loại đậu...
- Đạm: thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, tôm, cua, thịt gà…
- Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt...
- Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây... Ưu tiên rau màu xanh đậm, các loại trái cây họ cam quýt.
Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày.
Mẹ cần đa dạng thức ăn, đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán. Tuy nhiên, trẻ 9 tháng tuổi vẫn chưa sử dụng được các thực phẩm sau: sữa tươi, lòng trắng trứng, các loại hải sản thuộc dòng vỏ cứng như trai, sò, ốc... Vì có nguy cơ dị ứng cao.
Khi nấu ăn cho con, mẹ lưu ý chỉ cần nêm một lượng ít muối cho bé. Không nên cho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của bé.
Giai đoạn này bé đã ngồi vững, mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế, tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Việc này không chỉ luyện cho bé thói quen ăn uống nghiêm túc và bé cũng hào hứng ăn uống hơn.
Với những bé có răng rồi, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn lên để giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai được tốt hơn. Đồng thời mẹ hãy tập cho trẻ ăn bốc với các loại thức ăn như: các loại rau, củ, trái cây. Điều này không chỉ giúp trẻ khám phá mùi vị thực của các loại thức ăn, mà còn khuyến khích bé tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa, trẻ thích ăn và ăn ngon miệng hơn.
Cuối cùng, mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ 9 tháng tuổi uống thêm nước nhiều hơn so với 6 tháng đầu đời để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tránh táo bón.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, khẩu phần hàng ngày của bé 9 tháng tuổi nên gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ, trong đó: - Sữa mẹ: 500 – 600ml - Ba bữa chính: bột, cháo ăn dặm, hoặc cơm nhão: gạo; thịt/cá; dầu ăn; rau xanh, trái cây bao gồm 60 đến 90g gạo tẻ trắng, 60 đến 90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…). Mỗi bữa khoảng 200ml cháo. - Ba bữa phụ bao gồm: trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy… |
# Những thực phẩm không nên cho ăn dặm bé 9 tháng
Mặc dù việc bổ sung sức khỏe cho trẻ với các loại thực phẩm hàng ngày cũng rất tốt, nhưng cũng có những loại thực phẩm không tốt với trẻ. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì đối với bé 9 tháng tuổi mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
- Mật ong: Đối với độ tuổi sơ sinh thì mật ong là loại thực phẩm rất nguy hiểm bởi mật ong có chứa một số bào tử ngộ độc có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Vì trong độ tuổi này hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với cá bào tử bệnh ngộ độc. Vì thế mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi 9 tháng tuổi.
- Sữa bò: Mẹ nên hạn chế cho trẻ 9 tháng tuổi ăn sữa bò vì trong sữa bò có chứa rất nhiều protein mà hệ thống tiêu hóa còn non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được. Nếu sử dụng, trẻ có thể bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến biếng ăn, chậm lớn. Bên cạnh đó, trong sữa bò chứa một số khoáng chất khác nhau có thể gây hại đến thận của bé nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển.
- Quả dâu: Bởi trong dâu chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi mụn, ngứa ngáy.
- Không nên sử dụng trái cây ép: Trong giai đoạn này nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước ép hoa quả thì bé sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Nếu trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ1 ngày trướcNghiên cứu khoa học về não bộ cũng phát hiện não bộ có thể được thay đổi theo cách tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào yếu tố tác động vào nó.
-
Làm mẹ1 ngày trướcDưới đây là 7 bí mật của một em bé hạnh phúc được chị Hongan Doan chia sẻ. Mong rằng các bố mẹ sẽ tham khảo và biết cách nuôi dạy con mình.
-
Làm mẹ1 ngày trướcChè dưỡng nhan có rất nhiều tác dụng nhưng phụ nữ đang mang thai liệu có nên ăn loại chè này?
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhi trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt, trẻ phải chịu những tổn thương tâm lý nặng nề, bao gồm cảm giác bị cô lập và sỉ nhục.
-
Làm mẹ3 ngày trướcSau ngày đón trễ, mẹ K. thấy con mình xuất hiện những biểu hiện lạ như sợ sệt, e dè hơn bình thường. Lúc này, mẹ mới hỏi vì sao...
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ con tò mò thích khám phá. Thế nhưng với màn thể hiện của cháu bé 3 tuổi trong clip dưới đây nhiều người phải thót tim.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc người lớn hay so sánh trẻ khiến chúng cảm thấy tự tin, áp lực khi lớn lên.