Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong, Tiến sĩ nổi tiếng cho biết: Có 6 điều CẦN PHẢI DẠY CON, biết sớm con sẽ thoát nguy hiểm

Vụ việc bé V.A xảy ra, có một việc mà tôi vẫn lấn cấn ở trong lòng. Đó chính là các bé nhà mình hoàn toàn không biết cách xử trí khi gặp nguy hiểm.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội là một chuyên gia giáo dục vô cùng tâm huyết với nền giáo dục của Việt Nam. Những hoạt động, bài viết, quan điểm... của chị luôn nhận được sự yêu mến, trân trọng và có sức lan tỏa tới thầy cô, học sinh và các bậc cha mẹ.

Vụ việc bé V.A (8 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) bị "dì ghẻ" bạo hành tử vong là một trong những sự kiện đau lòng nhất thời gian cuối năm 2021, khiến dư luận cả nước bàng hoàng, đau xót. Bên cạnh việc chỉ trích "dì ghẻ" Quỳnh Trang và bố ruột của bé V.A là Trung Thái, các bậc phụ huynh cũng suy nghĩ nhiều hơn đến việc cần dạy con thêm những năng sống gì để tránh phải những vụ việc đau lòng tương tự.

Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương đã có những chia sẻ. Chị cho biết: "Vụ việc bé V.A xảy ra, có một việc mà tôi vẫn lấn cấn ở trong lòng. Đó chính là các bé nhà mình hoàn toàn không biết cách xử trí khi gặp nguy hiểm.

Báo tin cho ai? Báo thế nào? Có nên báo không? Kêu cứu thế nào? Tôi luôn nghĩ, giá như bé V.A biết mấy điều này, có lẽ con đã không chết".

Vậy dạy con thôi, các mẹ!

01. CON CẦN PHẢI KÊU CỨU KHI GẶP NGUY HIỂM

Chắc chắn con sẽ bị đe dọa: "Mày mà báo, tao đánh đòn!","Mày báo đi, ai tin",...

Không! Cha mẹ cần khẳng định với con, mạng sống của con là quan trọng. Con nên suy nghĩ và tìm cách kêu cứu một cách hiệu quả và an toàn. Đừng nín nhịn. Báo được rồi, mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi. Kẻ xấu sẽ bị bắt và buộc phải cách ly khỏi con. Khi đó, nguy hiểm sẽ không còn nữa.

Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong, Tiến sĩ nổi tiếng cho biết: Có 6 điều CẦN PHẢI DẠY CON, biết sớm con sẽ thoát nguy hiểm-1

02. BÌNH TĨNH VÀ TẬP TRUNG NGHĨ CÁCH KÊU CỨU

Dù hỏa hoạn, xâm hại hay bạo hành, kiểu gì cũng có lối thoát nếu chúng ta bình tâm suy nghĩ. Các cha mẹ nên tổ chức những buổi diễn tập các tình huống nguy hiểm tại nhà vào buổi tối để các con chuẩn bị trước tinh thần. Khi chẳng may rơi vào nguy hiểm, các con sẽ không quá hoảng loạn.

03. HÃY DẠY CON VẼ CÁC KÍ HIỆU KÊU CỨU

Với các bạn lớn, biết chữ rồi thì dễ, viết ra được là con có thể tuồn giấy cho người khác báo động. Với các bạn bé, bố mẹ tìm hiểu cách vẽ một số hình báo động để các bạn tập vẽ theo. Khi cần, các con có thể vẽ được để kêu cứu.

04. THUỘC SỐ ĐIỆN THOẠI NGƯỜI THÂN NÀO CON TIN TƯỞNG HOẶC SỐ KHẨN CẤP

111 cũng là một số điện thoại đáng tin cậy nhưng không đủ nếu đường dây quá tải. Con có thể nhớ thêm các số 113, 115. Ngoài ra là các số điện thoại của người con tin tưởng. Nếu không có điện thoại, nhờ người khác gọi cũng được mà.

Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong, Tiến sĩ nổi tiếng cho biết: Có 6 điều CẦN PHẢI DẠY CON, biết sớm con sẽ thoát nguy hiểm-2
Vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong khiến dư luận cả nước sững sờ, đau lòng, bàng hoàng và phẫn nộ.

05. KHI CHƯA ĐƯỢC CỨU, CỐ GẮNG NGOAN NGOÃN ĐỂ ÍT BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT

Khi các con đang trong vòng nguy hiểm mà tỏ ra bướng bỉnh, các con sẽ có nhiều nguy cơ gấp bội. Vì thế, cha mẹ cần dạy con phải nghe lời kẻ đang đe dọa mạng sống của con nếu con chưa thoát ra được. Đừng căng thẳng, sự cứu giúp sẽ đến rất nhanh.

06. NẾU KÊU CỨU KHÔNG ĐƯỢC, ĐỪNG NẢN, TIẾP TỤC TÌM CÁCH KÊU GỌI TRỢ GIÚP

Khi con kêu cứu, chắc chắn sẽ có người sợ, ngại dây dưa và quyết định không cứu con. Nhưng xã hội không xấu xa toàn tập như thế. Con cứ kiên trì, rồi đến lúc con sẽ thoát được.

Không đi theo sự dụ dỗ, không nhịn nhục chịu đựng khi bị bạo hành, xâm hại, báo tin ngay khi có thể... - đó là những gì chúng ta phải dạy các con ngay và luôn, các cha mẹ nhé.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/

bạo hành trẻ em

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.