Chia sẻ với luật sư của mình, diễn viên Lý Hương nói: “Hơnhai năm không gặp con, tôi đang bị sống những ngày tháng khốn cùng nhất”.
Chuyện khởi nguồn từ một lá đơn tố cáo Lý Hương bắt cóc con và người tố cáo lạichính là chồng cũ của cô, Tony Lam. Thực ra, vụ ly hôn đã được tòa án Việt Namgiải quyết và quyền nuôi con thuộc về cô.
Thế nhưng, do điểm thiếu tương đồng về luật pháp của hai nước nên khi Tony Lamvề Mỹ, mọi chuyện lại khác hẳn.
![]() |
Lý Hương trong thời gian diễn ra phiên tòa tại Mỹ. |
Trong những ngày sống với mẹ ởViệt Nam, bé Princess Lam được sống trong điều kiện khá đầy đủ, bé được họctrường quốc tế. Tuy nhiên, Tony Lam lại tố cáo đứa trẻ đang trong tình trạngnguy hiểm, tối nào cũng phải múa hát trước khán giả là nam giới.
Hiện Tòa án liên bang Brooklyn chưa tuyên án. Thẩm phán Sterling Johnson sẽ thamkhảo ý kiến. Ông cũng đang chờ luật sư của Lý Hương cung cấp thêm tài liệu,trước khi ra phán quyết sau cùng vào tháng 4 - 2011.
Phiên tòa không như mong đợi
Trong phiên Tòa xét xử ở New York, Lý Hương đã bật khóc nức nở khi nghe kết luận“Guilty” (người có tội) của 12 bồi thẩm đoàn.
Đứng ra trước tòa, cô kể lại cuộc đời mình trong nước mắt. Năm 2000, cô đã từ bỏgia đình, sự nghiệp, đi theo chồng để mong có một mái ấm hạnh phúc. Cô chấp nhậnhàng ngày làm nội trợ kiêm thu ngân ở tiệm bánh pizza và cửa hàng đồ lưu niệmcủa chồng.
Sống trên đất Mỹ, nhưng cô không hề được học tiếng, cuộc sống sinh hoạt thiếuthốn. Cô chấp nhận ở trong một căn hộ không có phòng bếp. Căn hộ nằm trên lầucao, nhưng không có thang máy mà chỉ đi bằng thang bộ.
![]() |
Diễn viên Lý Hương cùng luật sư tại tòa án. (Ảnh: Daily News) |
Những ngày ấy, Lý Hương sốngtrong buồn bã, nhưng vì con, cô vẫn chấp nhận. Đôi lúc muốn ra ngoài, cô cũngkhông có phương tiện, thậm chí không có tiền.
Tháng 11 - 2005, Tony Lam yêu cầu Lý Hương về Việt Nam để giải quyết việc kinhdoanh quần áo thời trang đang thua lỗ. Vì con gái 4 tuổi còn nhỏ nên cô phải đưacon về cùng. Cửa hàng đó do cô đứng tên. Lúc này, mâu thuẫn giữa hai vợ chồngcàng trở nên nghiêm trọng khi Tony Lam thường xuyên xúc phạm cô.
Không chịu đựng nổi cuộc hôn nhâncay đắng, Lý Hương đã quyết định ly hôn. Thời điểm đó, Tony Lam cũng đồng ý vàchấp nhận giao bé Princess Lam cho cô nuôi dưỡng.
Chính Tony Lam là người về Việt Nam trước và đã đón Lý Hương cùng con gái tạisân bay Tân Sơn Nhất. Ông Tony thường xuyên gặp mặt và đi chơi với bé PrincessLam.
Thế nhưng, sau khi quay về Mỹ, ông Tony Lam lại làm đơn tố cáo Lý Hương và giađình đã cản trở quyền thăm viếng con. Ông còn cho rằng bé đang gặp nguy hiểm.Trong đơn, ông viết là bé Princess Lam: “Phảisống chung với người cậu là kẻ dâm ô. Bé phải múa hát mua vui cho nam giới xemdù còn rất nhỏ…”.
Thật ra đó chỉ là một sự tình cờ. Sau khi xem cậu (là một nghệ sỹ) biểu diễn, béPrincess lên tặng hoa cho cậu. Nghe tiếng nhạc, lại sẵn có “máu nghệ sỹ”, cô béđứng múa trên sân khấu một cách hồn nhiên. Tấm ảnh đó cũng do Lý Hương chụp làmkỷ niệm. Đau đớn thay, đó lại là chứng cứ để buộc tội cô.
![]() |
Lý Hương và con gái |
Tháng 6 và tháng 7 – 2006, tòa án Gia đình New York đã gửi giấy triệu tập LýHương phải có mặt tại tòa để giải quyết vụ việc. Tháng 6 – 2008, cô đã trao béPrincess Lam cho ông Tony Lam tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP. HCM.
Cũng thời điểm này, cô nhờ luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường và Nguyễn Văn Hậu gửiđơn đến Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP. HCM và Tòa án gia đình New York. Đơn nêu rõông Tony Lam khai báo không trung thực. Lý Hương không nhận được phúc đáp.
Trong phiên tòa tại Mỹ, Lý Hương khẳng định cô mang con về Việt Nam vì nghĩ mìnhlà mẹ, không thể xa con, chứ không hề có ý định bắt cóc.
“Lý Hương không sang Mỹ vì cô đang chờ phánquyết của Tòa án Nhân dân TP. HCM về vụ ly hôn”. Luật sư Nguyễn Thị ThúyHường với tư cách là nhân chứng trong phiên tòa đầu tiên xử lý Lý Hương tại Mỹxác nhận như vậy.
Cùng biện hộ với luật sư Thúy Hường, luật sư Edward Kratt, Mỹ, cho rằng Lý Hươnglà phụ nữ đáng thương khi bị tước đoạt con gái khỏi vòng tay.
Tháng 5-2008, khi vừa sang đến sân bay Los Angeles, Mỹ, Lý Hương đã bị Bộ Anninh nội địa Mỹ tạm bắt giữ 12 ngày với cáo buộc bắt cóc con gái mang về ViệtNam.
Gần 1.000 ngày buồn tủi
![]() |
Lý Hương khóc bên ngoài Tòa án Gia đình tiểu bang New York hôm 16/12, bên cạnh luật sư Edward Kratt. Ảnh: New York Daily. |
Hơn hai năm nay, Lý Hương bị buộctội bắt cóc con gái ruột. Cô phải đeo vòng gắn chip báo động ở chân. Mọi sinhhoạt của cô đều bị quản thúc. Hơn hai năm trời sống trên đất khách, mang thânphận một người có tội, với Lý Hương, đó là những năm tháng khổ ải, sống mà nhưkhông sống. Không gia đình, không họ hàng, không bạn bè, người mẹ ấy đã phảichịu đựng nỗi cô đơn nơi xứ người.
Thêm một điều thương tâm hơn, ở rất gần con, nhưng cô không được gặp hoặc tròchuyện với con dù chỉ qua điện thoại. Hằng ngày, Lý Hương chỉ biết gặm nhấm nỗinhớ con.
Tin vào ngày mai
Để chờ đến phiên tòa vào tháng Tư tới, mỗi ngày trôi qua với Lý Hương là cả sựnỗ lực. Cô đang theo học lớp tiếng Anh miễn phí và đã tự giao tiếp được vớingười Mỹ. Cô cũng hy vọng sẽ nói được những nỗi đau đớn của một người mẹ bằngtiếng Anh, ở phiên tòa tới để mong sự công bằng sẽ đến với hai mẹ con.
![]() |
Hiện tại, ở Mỹ, sinh hoạt của Lý Hương chỉ quanh quẩn ở phòng trọ, nhà thờ và nơi học Anh văn để chờ ngày tiếp tục ra tòa. Ảnh: T.H. |
Từ ngày xa mẹ đến nay, hàng nămcứ tới Ngày của mẹ, bé Princess Lam lại hì hụi làm thiệp tặng mẹ. Nghe hàng xómcũ kể lại, cô chỉ biết khóc.
Cô thương con, lo cho con, mong gặp con từng ngày. Trong cô vẫn luôn dấy lên câuhỏi: “Không biết bao giờ bi kịch mới kết thúc,mẹ con mình mới được đoàn tụ?”.
Ngày ngày, Lý Hương vẫn cầu nguyện may mắn đến với hai mẹ con cô. Với Lý Hương,chỉ có cầu nguyện mới mong tìm lại giây phút bình yên trong tâm hồn. Từ đó cô cóniềm tin vào ngày mai tươi sáng. Và chúng ta, những người phụ nữ, cũng có niềmtin như vậy.
|
Theo Tiếp thị & Gia đình