Các thói quen sai lầm khi dùng chảo chống dính, điều số 2 hầu hết chị em nào cũng mắc phải!

Chảo chống dính khi nấu ăn không làm dính cháy thực phẩm vào đáy chảo, rất tiện lợi và dễ dàng trong chế biến. Tuy nhiên có những thói quen sử dụng sẽ gây hại cho lớp chảo chống dính, bạn nên lưu ý nhé

Chảo chống dính được là nhờ phủ lớp Teflon trơn bóng. Phần keo dính chất Teflon với chảo chính là chất độc hại khiến nhiều người e dè khi sử dụng chảo chống dính. Phần keo này dễ phân hủy khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, tạo ra các chất nguy hại cho sức khỏe.

1. Sau khi chế biến, chảo chưa kịp nguội đã rửa ngay

Hành động quen tay mà ta thường làm, là để chảo vừa nấu xong vào bồn rửa và vặn nước cái xèo. Với các loại chảo khác thì không sao, nhưng với chảo chống dính là tối kỵ đấy.

Vì chảo còn nóng, gặp nước lạnh sẽ bị sốc nhiệt, làm chảo biến dạng hay bong tróc lớp chống dính.

Chảo bị bám cặn bẩn khó rửa trôi, bạn thử ngâm chảo trong nước ấm pha với xà phòng, tránh ngâm cả ngày hoặc qua đêm.

2. Làm nóng chảo chống dính

Với các loại chảo nhôm hay chảo gang thì khi chảo nóng mới cho dầu vào chảo.

Còn với chảo chống dính thì hoàn toàn ngược lại, nên đổ dầu vào chảo trước rồi mới đặt lên bếp lửa. Để chảo rỗng trên lửa to, khi chưa có dầu mỡ hay đồ ăn sẽ rút ngắn tuổi thọ của chảo hơn rất nhiều.

Lưu ý: Khi nấu nướng, sử dụng nhiệt ở mức thấp đến trung bình để bảo vệ lớp chống dính của chảo.

3. Dùng dụng cụ kim loại để đảo thức ăn

Kim loại là kẻ thù số một của chảo chống dính, cho dù chảo làm bằng nhôm nguyên chất dày dặn cỡ nào hay được tráng nhiều lớp chống dính thì lớp chống dính vẫn có thể bị bong tróc.

Hạn chế dùng muỗng, nĩa, xẻng bằng kim loại để đảo thức ăn hoặc dùng dao, kéo cắt thức ăn trực tiếp trong chảo. Thay thế bằng dụng cụ từ gỗ, silicon, tre.

Các thói quen sai lầm khi dùng chảo chống dính, điều số 2 hầu hết chị em nào cũng mắc phải!-1


4. Sử dụng sai mục đích của nồi, chảo

• Chứa đựng thức ăn

Chúng ta thường có thói quen để nguyên thức ăn vừa nấu trong nồi chảo cả ngày, vì tiện lợi và nhanh gọn trong việc hâm nóng.

Điểm danh các thói quen sai lầm khi dùng chảo chống dính, điều số 2 hầu hết chị em nào cũng mắc phải! - Ảnh 8.

Nồi chảo là dụng cụ để chế biến món ăn và không phù hợp để chứa đựng thức ăn, đặc biệt những thức ăn có tính axit cao từ cà chua, cam chanh... sẽ làm giảm độ bền của thiết bị và ảnh hưởng chất lượng món ăn.

• Nướng thức ăn

Nướng ở nhiệt độ cao, lớp chống dính dễ bị tổn hại, bong tróc, để lộ lớp keo kết dính mặt kim loại chảo với lớp chống dính. Tốt nhất, bạn nên sử dụng chảo đúng chức năng là chiên xào.

Điểm danh các thói quen sai lầm khi dùng chảo chống dính, điều số 2 hầu hết chị em nào cũng mắc phải! - Ảnh 9.
Nếu muốn nướng trên chảo chống dính, bạn phải để lửa nhỏ, không để chảo trống trên bếp quá lâu, không nướng với các thực phẩm không tiết mỡ như cá biển, tôm cua, rau củ.

• Chế biến món kho

Lượng lớn mắm muối, gia vị trong món kho sẽ ảnh hưởng lớp chống dính trên chảo, khiến bề mặt chảo dễ bị rỗ, hư hại lớp chống dính. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, bạn cũng không nên nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo.

Cuối cùng, khi chảo bị trầy xước hoặc tróc lớp sơn màu đen thì bạn đừng chần chừ mua thay thế ngay cái chảo mới nhé!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/diem-danh-cac-thoi-quen-sai-lam-khi-dung-chao-chong-dinh-dieu-so-2-hau-het-chi-em-nao-cung-mac-phai-162201312152007747.htm

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.