Có nên hớt bọt khi luộc thịt?

Nhiều người cho rằng lớp bọt màu xám khi luộc thịt là chất bẩn và cần hớt đi, quan niệm này liệu có đúng?

Thông thường trong quá trình luộc thịt hoặc làm món canh, hầm... từ thịt, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một lớp bọt màu xám khi nước nóng lên. Vậy lớp bọt xốp này là gì và có cần thiết phải hớt bỏ nó không?

Có nên hớt bọt khi luộc thịt?-1
Có nên hớt bọt khi luộc thịt? (Ảnh: Sina)

Lớp bọt nổi lên khi luộc thịt thực chất là gì?

Lớp bọt này chủ yếu bao gồm hai phần; một phần là máu và dịch thể còn sót lại trong thịt, ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành bọt; phần còn lại là protein trong thịt kết hợp với các phân tử nước tạo thành bọt.

Bạn có thể thấy một số loại thịt khi nấu có ít bọt, một số khác lại nhiều bọt nổi lên. Hiện tượng đó có liên quan đến lượng máu, dịch thể còn lại trong thịt, mà điều này thường phụ thuộc vào phương pháp giết mổ. Cách cắt tiết ở cổ sẽ loại bỏ được phần lớn máu trong cơ thể nên thịt sẽ ít bọt hơn so với các phương pháp giết mổ khác.

Có nhất thiết phải hớt bọt khi luộc thịt?

Lớp bọt nổi lên có bẩn không, có nên hớt bọt khi luộc thịt không... là băn khoăn của rất nhiều người. Như đã nói ở trên, lớp bọt này chủ yếu được tạo ra từ máu và protein; có thể nó lẫn một ít tạp chất nhưng vẫn chứa nguồn dinh dưỡng nhất định.

Mặc dù có bọt nổi lên không có nghĩa là bẩn nhưng vì thành phần có máu thừa nên lớp bọt này thường có mùi khá tanh, nồng, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Nếu bạn quan tâm tới điều này thì hãy hớt bọt, nếu không thì có thể bỏ qua.

Tuy nhiên, bạn chỉ cần hớt bỏ lớp bọt ban đầu, còn lớp bọt sau thì nên giữ lại vì đó là protein và chất béo; còn máu, dịch thể và tạp chất nếu có thì đều đã được vớt đi từ trước. Nếu bạn loại bỏ lớp bọt thứ hai, hương vị của món ăn sẽ kém đậm đà.

Có nên hớt bọt khi luộc thịt?-2
Lớp bọt ban đầu sẽ có mùi nồng nên bạn có thể hớt đi nhưng nên giữ lại lớp bọt sau. (Ảnh Sina)

Nhiều người thường chần thịt trước khi nấu để loại bỏ chất bẩn, giúp thịt sạch và thơm hơn. Nhưng ngay cả khi đã chần thì trong nước chế biến bước tiếp theo, thịt vẫn sẽ nổi bọt. Khi chần lần đầu, bọt nổi lên với lượng lớn, màu sẫm và mùi nồng hơn. Nhưng ở bước sau, lượng bọt tạo ra trong quá trình nấu thường tương đối ít, màu sắc cũng trở nên sáng rồi trong suốt. 

Lưu ý để thuộc thịt ngon

Có nên hớt bọt khi luộc thịt?-3
Để thịt luộc thơm ngon, bạn có thể thêm gia vị, gừng, hành lá trong quá trình chế biến. (Ảnh: Sina)

Muốn có món thịt luộc ngon thì chọn thịt tươi là điều kiện đầu tiên không thể thiếu, do đó nên chọn lựa kỹ càng. Đặc biệt, bạn cần mua loại thịt có kiểm định để bảo đảm an toàn cho sức khỏe chính mình.

Trước khi luộc, bạn có thể ngâm thịt trong nước khoảng 10 phút để loại bỏ bớt dịch và máu bên trong thịt, giảm bọt xám.

Để luộc thịt, tốt nhất bạn nên cho nước lạnh vào nồi rồi cho thịt vào ngay rồi mới đun. Điều này không chỉ giúp máu và dịch trong thịt thoát dần ra ngoài mà còn giúp khử mùi tanh. Quan trọng hơn, nước lạnh trong nồi có thể giữ cho thịt mềm và mịn trong quá trình đun nóng chậm, món thịt luộc sẽ thơm ngon hơn.

Có thể thêm vài lát gừng, hành lá và các gia vị khác trong quá trình luộc. Những gia vị này có thể giảm mùi tanh và tăng thêm hương thơm đậm đà, khiến tổng thể món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/co-nen-hot-bot-khi-luoc-thit-ar886617.html

mẹo vặt nấu ăn


Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?
Một lượng lớn ô tô bị chìm sâu trong nước lũ ở các tỉnh miền Bắc, sau khi nước rút sẽ là lúc các chủ xe sẽ phải đưa xe đến gara sửa chữa, phục hồi và cần đặc biệt lưu ý một số chi tiết quan trọng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.