Thực phẩm còn thừa sau Tết nên xử lý thế nào cho an toàn và tránh lãng phí?

Đối với những thực phẩm chưa sử dụng đến thì sau Tết chúng ta nên xử lý thế nào cho an toàn mà không gây lãng phí? Dưới đây là một vài cách xử lý bạn có thể tham khảo.

Tết Nguyên Đán là ngày sum họp gia đình nên mọi người thường sắm rất nhiều thực phẩm. Với quan niệm đầu năm thiếu đồ ăn, cả năm sẽ kém no đủ nên nhà ai cũng mua dư thực phẩm cho mấy ngày Tết, vì vậy nên sau Tết thực phẩm còn dư khá nhiều. Đối với những thực phẩm chưa sử dụng đến thì sau Tết chúng ta nên xử lý thế nào cho an toàn mà không gây lãng phí? Dưới đây là một vài cách xử lý bạn có thể tham khảo.

Thực phẩm còn thừa sau Tết nên xử lý thế nào cho an toàn và tránh lãng phí?-1

Thứ nhất, "ăn rau trước": Vứt bỏ thức ăn thừa là điều đáng tiếc, nhưng mọi người thường lo lắng về việc mất dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi ăn đồ thừa. Thật vậy, thức ăn thừa có thể bị biến đổi thành nitrit độc hại trong quá trình bảo quản do hoạt động của vi khuẩn. Các loại rau lá xanh bị mất vitamin nghiêm trọng sau khi đun nhiều lần và nitrit rất dễ hình thành qua đêm. Nếu không muốn lãng phí thì bạn hãy ăn rau trước.

Thứ hai, "bỏ vào tủ lạnh kịp thời": Bất kể là loại thực phẩm nào, nếu để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì vi sinh vật càng sinh sôi mạnh và càng mất an toàn. Vì vậy, bạn nên cho thực phẩm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt sau bữa ăn. Thức ăn thừa cần được bọc kín bằng màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, hoặc cho vào hộp giữ tươi có nắp đậy để tránh mùi và lây nhiễm chéo vi khuẩn trong quá trình bảo quản.

Thứ ba, "hâm kỹ trước khi ăn": Thức ăn thừa phải hâm kỹ trước khi ăn. Cái gọi là làm nóng kỹ lưỡng là làm nóng món ăn đến 100°C và tiếp tục sôi trong hơn 3 phút. Đảm bảo nấu lâu hơn khi hâm nóng nếu kích thước thịt lớn hoặc bạn có thể cắt nhỏ thịt trước khi hâm nóng.

Thứ tư, "tái chế thức ăn thừa": Mọi người đều thích ăn những món tươi sống và không mấy tích cực ăn đồ thừa. Chế biến lại thức ăn thừa trước khi ăn có thể làm cho chúng ngon miệng hơn. Khi hâm nóng các loại hải sản như cá, tôm, cua, động vật có vỏ, tốt nhất nên thêm một lượng rượu, hành, gừng, tỏi và các loại gia vị thích hợp, không những có thể tăng độ tươi mà còn có tác dụng diệt khuẩn nhất định. Khi hâm nóng thịt, bạn có thể thêm một lượng giấm sẽ có lợi cho sự hấp thụ và sử dụng của cơ thể con người.

Hướng dẫn xử lý các loại thực phẩm sau Tết

1. Bánh chưng 

Bánh chưng bị mốc là tình trạng rất phổ biến bởi tiết khai xuân thường kèm với khí hậu nồm ẩm. Nếu bánh chưng của bạn được bảo quản trong tủ lạnh mà bị mốc, bạn có thể gọt bỏ phần mốc bên ngoài và sử dụng phần bánh không bị mốc còn lại bình thường. Nếu bánh chưng bảo quản ở nhiệt độ thường, nấm mốc lên thành sợi, bánh chuyển mùi chua thì nên bỏ đi vì đó là hiện tượng mốc do nhiễm khuẩn.

Thực phẩm còn thừa sau Tết nên xử lý thế nào cho an toàn và tránh lãng phí?-2

Một hiện tượng khác thường gặp ở bánh chưng là bánh bị lại gạo. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần luộc lại bánh. Nhưng lưu ý là chờ nước thật sôi rồi mới thả bánh chưng vào để tránh bị nhão.

2. Thực phẩm nguội

Một nguồn thực phẩm dự trữ khác cũng rất được các bà nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết là thực phẩm nguội như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói…bởi tính tiện lợi. Nếu chưa sử dụng đến ngay bạn nên để thực phẩm trong ngăn đá, giữ độ lạnh sâu để có thể bảo quản được lâu dài.

Thực phẩm còn thừa sau Tết nên xử lý thế nào cho an toàn và tránh lãng phí?-3

3. Lạp xưởng

Lạp xưởng không nên bảo quản trong tủ lạnh, tốt nhất nên treo cao hoặc để trong giỏ thoáng. Cách bảo quản tối ưu: Xếp lạp xưởng xung quanh giỏ, giữa trung tâm đặt một chén rượu trắng. Rượu trắng có tác dụng xua đuổi côn trùng, giữ lạp xưởng khô ráo, không bị nhiễm khuẩn.

4. Giò chả

Sau Tết, nếu lượng giò chả chuẩn bị còn dư lại nhiều, bạn nên cắt giò chả thành miếng vừa ăn, rim mặn với nước mắm rồi chia ra thành nhiều hộp nhỏ theo khẩu phần ăn của gia đình trong một bữa. 

5. Đồ ăn đã qua chế biến

Riêng với những món ăn đã qua chế biến như cá kho, thịt kho, thịt đông… tốt nhất ngay từ đầu bạn nên chia thành nhiều phần nhỏ phù hợp với khẩu phần ăn của gia đình rồi bảo quan riêng rẽ, ăn đến đâu hết đến đó, các phần còn lại sẽ không bị ảnh hưởng, vẫn được giữ trong điều kiện bảo quản tốt nên có thể sử dụng lâu dài hơn.

6. Bánh mứt kẹo

Với các loại bánh kẹo, bạn nên để trong những túi kín, tốt nhất là sử dụng túi bằng giấy thiếc. Cầu kì hơn, bạn có thể tìm mua những lọ thủy tinh hút chân không để bảo quản, giúp bánh kẹo không bị hút ẩm, giữ nguyên độ giòn và trạng thái ban đầu. 

Thực phẩm còn thừa sau Tết nên xử lý thế nào cho an toàn và tránh lãng phí?-4

Với các loại mứt: Đối với mứt khô, khi hết Tết, bạn nên cho vào lọ thủy tinh sạch, khô, phủ một lớp đường trắng lên trên. Lớp đường trắng có tác dụng hút ẩm, giữ cho mứt luôn khô ráo, màu sắc trong. Với những loại mứt ướt như mứt quất, mứt hồng…bạn nên đun một chút nước đường rồi đem sao lại mứt đến khi mứt khô lại là có thể cất đi bảo quản.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình

Tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.