Italia sản xuất nước mắm đắt nhất thế giới, gần 4 triệu đồng/lít

‘Colatura di alici’ trong tiếng địa phương có nghĩa là “nước mắm cốt”, là nước mắm cá cơm truyền thống của Italia, được sản xuất bằng cách lên men và có giá gần 4 triệu đồng/lít.

Quy trình sản xuất cầu kỳ của Colatura di alici 

Colatura di alici là loại gia vị đặc trưng của Italia, có từ thời La Mã, khi đó còn được gọi là garum. Sau nhiều thế kỷ, loại nước mắm này vẫn được sử dụng như một gia vị để nêm nếm vào các món ăn mặn của Italia.

Colatura di alici được sản xuất từ những con cá cơm bắt từ Cetara, bờ biển Amalfi, Italia. Nhà sản xuất thế hệ thứ ba của loại nước mắm này - Guilio Giordano - cho biết, quy trình sản xuất Colatura di alici chỉ sử dụng cá cơm địa phương, muối và thùng gỗ nhỏ. 

Italia sản xuất nước mắm đắt nhất thế giới, gần 4 triệu đồng/lít-1
Quy trình sản xuất thủ công cầu kỳ và tỉ mỉ để sản xuất ra Colatura di alici.

Quy trình sản xuất tưởng có vẻ đơn giản, nhưng rất cầu kỳ, cần sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng khâu nhỏ nhất. Đặc biệt, cá phải được ủ trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm thì mới sản xuất ra loại Colatura di alici có màu sắc và hương vị hoàn hảo. 

Cá tươi được làm sạch ruột, lọc xương, sau đó ướp với muối trong vòng 24 tiếng. Cá cơm được xếp vào các thùng gỗ nhỏ và đặt một đĩa gỗ lên trên bề mặt, với một vật nặng đè lên để nén chặt cá. Thùng cá được nén kín và bảo quản trong môi trường thông thoáng. 

Sau khi ủ 3 năm, người ta chắt lấy nước cốt cá vào các bình thủy tinh và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong 4-5 tháng nhằm để nước bay hơi, làm tăng độ đạm của nước mắm. 

Sau đó, nước mắm tiếp tục được đổ trở lại thùng và để nhỏ giọt từ từ nhằm thu được nước mắm cốt. 

Để thu được nước mắm thành phẩm, nước mắm cốt vẫn cần phải trải qua một số công đoạn lọc bắt buộc.

Italia sản xuất nước mắm đắt nhất thế giới, gần 4 triệu đồng/lít-2
Colatura di alici được coi như báu vật trong gian bếp của người Italia.

Colatura di alici làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Italia

Colatura di alici có màu hổ phách đẹp mắt, độ đạm cao, chứa natri trong thành phần của muối giúp món ăn thêm đậm đà hương vị của biển nhưng vẫn giữ được nguyên vị của món ăn. 

Trải qua quá trình chế biến công phu, Colatura di alici sánh và đậm đặc, giúp món ăn thêm vị mặn mà nhưng lại không hề có mùi tanh của cá.

Colatura di alici có nét tương đồng với nước mắm của các nước Đông Nam Á trong cách sản xuất là ướp ủ cá lâu năm với muối trong thùng kín. Tuy nhiên, Colatura di alici khác với nước mắm Đông Nam Á ở quá trình sản xuất cầu kỳ.

Điểm khác biệt lớn nhất là quy trình sản xuất Colatura di alici chỉ sử dụng cá cơm và muối, trong khi nước mắm ở các nước Đông Nam Á có thể được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, như từ tôm, cá cơm, cá thu và bất kỳ loại cá có hàm lượng đạm cao nào khác.

Italia sản xuất nước mắm đắt nhất thế giới, gần 4 triệu đồng/lít-3
Colatura di alici để trộn salad, mì ống... như một loại nước sốt đặc trưng của vùng biển Italia.

Một số loại nước mắm Đông Nam Á có thể được thêm vào một số nguyên liệu khác để tạo ra các loại nước mắm với hương vị khác nhau. 

Ngoài ra, một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sử dụng nước mắm để nấu ăn, nhưng người Italia thường sử dụng Colatura di alici để trộn salad, mì ống và thêm vào các món ăn khác. Không chỉ là gia vị, Colatura di alici còn được xem là một loại nước sốt đặc trưng của vùng biển Italia. 

Với sự đặc biệt, cầu kỳ trong chế biến và hương vị thơm ngon, đậm đà, Colatura di alici trở thành một trong những loại nước mắm đắt giá nhất thế giới.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/italia-san-xuat-nuoc-mam-dat-nhat-the-gioi-gan-4-trieu-dong-lit-2241147.html

nước mắm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.