'Thượng đế' săn lùng món dưa nhà nghèo ở Phú Thọ

Rau sắn muối chua hay còn gọi là dưa lá sắn vốn là món ăn dân dã ở Phú Thọ thời đói nghèo, nay trở thành đặc sản khiến dân Hà Nội tìm mua, săn lùng ráo riết.

Hàng năm, cứ vào tháng 4, chị Hải Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) lại săn lùng, tìm mua rau sắn muối chua, một món ăn nổi tiếng ở Phú Thọ. Rau sau khi mua về sẽ được chị nấu với cá, ăn kèm chân giò hay luộc sơ qua, vắt chấm mẻ.

Chị tâm sự, 5 năm trước, trong một chuyến công tác Phú Thọ, chị được đồng nghiệp thết đãi món rau lạ. Sau khi hỏi, chị mới biết đây là rau sắn muối chua, một món ăn dân dã ở Phú Thọ thời đói nghèo. Vị bùi bùi, chua chua, lạ của món dưa chua khi ấy khiến chị nhớ mãi không quên, nên khi về Hà Nội, hễ đến mùa dưa lá sắn, chị đều tìm chỗ để mua.

"Như ngày trước, muốn ăn món này, tôi đều phải rủ 2 - 3 người đặt chung, nhờ bạn trên Phú Thọ gửi xuống. Nhưng giờ tiện hơn, bởi ở Hà Nội hiện có nhiều người bán, họ cứ chia ra làm bát nhỏ, bán với giá 10.000 - 15.000 đồng/bát" - chị nói.

Thượng đế săn lùng món dưa nhà nghèo ở Phú Thọ-1Thượng đế săn lùng món dưa nhà nghèo ở Phú Thọ-2

Rau sắn muối chua hay còn gọi là dưa lá sắn.

Chị Tiểu Phương, người bán dưa lá sắn trên chợ mạng cho hay, mỗi ngày, chị đều bán được 25 - 30kg. Rau sẽ được chị chia ra từng túi nhỏ với trọng lượng 0,5kg và bán với giá 30.000 đồng/túi.

"Công việc bán rau sắn muối đang mang lại thu nhập rất tốt cho tôi. Có ngày, tôi thu về tiền triệu. Ban đầu, tôi chỉ mua giúp bạn bè, đồng nghiệp sản phẩm quê. Nhưng sau này, mọi người hỏi, đặt nhiều quá nên tôi chuyển sang bán chuyên nghiệp" - chị nói.

Theo chị Phương, đây là năm thứ hai chị bán rau sắn. Ngoài cung cấp cho thị trường Hà Nội thì chị còn giao hàng đến các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh...

 

Mùa rau sắn thường bắt đầu từ tháng 4 - 10 dương lịch.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Văn Hưng, một nhà cung cấp, phân phối rau sắn muối chua lớn ở Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, trung bình mỗi ngày, anh bán ra thị trường hơn 1 tạ rau.

Để có đủ nguồn cung, anh phải hợp tác với nông trường ở địa phương để thu mua rau sắn. Mùa thu hoạch sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch, bởi vào mùa đông, rau sẽ bị cứng và chát, muối không ngon. 

"Nhà tôi chuyên cung ứng, phân phối rau sắn muối chua trên toàn quốc nhưng chủ yếu là tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương.  Hiện nay, tôi vẫn chủ yếu là bán lẻ, còn bán buôn, đổ sỉ chưa nhiều do lo ngại chất lượng bảo quản không đảm bảo" - anh nói.

Thượng đế săn lùng món dưa nhà nghèo ở Phú Thọ-3

Rau sắn muối chua thường được nấu chung với cá, chân giò hay luộc sơ qua, vắt chấm mẻ.

Trong đó, rau sắn ngon nhất là được muối theo phương pháp truyền thống và được đặt trong loại chum sành Hương Canh. Lá sắn sau khi được hái về sẽ bỏ đi phần cọng và lá già. Sau đó, lá được đem vò cho vào vại, đổ nước ngập, nén lại và phơi nắng 2 - 3 ngày.

Anh Hưng cho biết đang bán rau sắn muối chua ra thị trường với giá 75.000 đồng cho 1,5kg. Thời gian sử dụng của rau sẽ trong vòng 15 ngày ở nhiệt độ thường và 30 ngày ở nhiệt độ ngăn lạnh tủ lạnh. 

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thuong-de-san-lung-mon-dua-nha-ngheo-o-phu-tho-20210408202158958.htm

đặc sản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.